Trần Trang | Chat Online
30/10/2022 09:36:17

Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử


Câu 1. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.                                                                      B. Xem phim tài liệu, lịch sử.

C. Tham quan, điền dã.                                                           D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?

A. Gửi gắm trong sử thi.                                                        B. Khắc họa trên vách đá.

C. Thực hành nghi lễ truyền thống.                                       D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 22. Điền từ thích hợp vào câu văn sau:

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần ………….. những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai

A. tìm hiểu và học tập                                                             B. hiểu biết và vận dụng

C. tìm hiểu và sáng tạo.                                                          D. hiểu biết và tôn trọng

Câu 3. Điền từ thích hợp vào câu văn sau: 

“Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về…… chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó”

A. văn hóa                   B. nghệ thuật              C. lịch sử.                    D. xã hội

Câu 4. Điền từ thích hợp vào câu văn sau: 

“Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về………..của chính con người và xã hội loài người đó. Nhờ đó con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại”.

A. quá khứ                  B. hiện tại                    C. tương lai                 D. ngày mai

Câu 5. “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101)

Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?

A. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

B. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc.

C. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại.

D. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai.

Câu 6. Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?

A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.     B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.     D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người.

Câu 7. Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?

A. Rộng lớn và đang dạng.                                                    B. Không bao giờ biến đổi.

C. Chỉ mang tính chủ quan.                                                   D. Chỉ mang tính khách quan.

Câu 8. Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?

A. Thương ngày nắng về.                                                      B. Hương vị tình thân.

C. Hoa hồng trên ngực trái.                                                   D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.

D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.          B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.

C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.      D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.

Câu 11. Công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa được xem là nhiệm vụ

A. thường xuyên và quan trọng.                                             B. mang tính chiến lược lâu dài.

C. trước mắt phải thực hiện ngay.                                          D. xuyên suốt và cấp bách hiện nay.

Câu 12.Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa là phải đảm bảo tính

A. hiện đại.                              B. nguyên trạng.                     C. hệ thống.                            D. nhân tạo.

Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng khía cạnh về giá trị của những di sản văn hóa?

A. kiến trúc.                            B. lịch sử.                                C. văn hóa.                              D. hiện đại.

Câu 14. Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản văn hóa là kết quả nghiên cứu

A. Sử học.                               B. Địa lí.                                  C. Văn học.                             D. Toán học.

Câu 15. Một trong các tác động của du lịch đối với lịch sử, văn hoá là gì?

A. Du lịch là nơi để lịch sử văn hoá phát triển.

B. Du lịch mang lại nguồn lực hổ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá.

C. Du lịch cung cấp thông tin để viết sử ghi chép văn hoá.

D. Du lịch kết nối với lịch sử và văn hoá nhằm nâng cao vị thế của sử học, văn hoá.

Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

A. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.           B. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.

C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.                     D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

Câu 17. Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia là

A. du lịch.                               B. kiến trúc.                            C. thương mại.                        D. dịch vụ.

Câu 18. Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là

A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.

B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.

C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.

D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.

Câu 19.Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí di sản văn hóa của mỗi quốc gia là gì?

A. Bảo vệ, bảo quản, tu bổ di sản.                                          B. Chăm sóc, giữ gìn di sản, làm mới.

C. Sửa chữa theo hướng hiện đại.                                          D. Ưu tiên phát huy giá trị di sản.

Câu 20. Một trong những giải pháp góp phần quan trọng khắc phục các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến giá trị di sản văn hóa phi vật thể là gì?

A. Bảo tồn và phát huy.                                                          B. Tái tạo và trùng tu.

C. Gìn giữ và làm mới.                                                           D. Đầu tư và phát triển.

Câu 21. Di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị của mình sẽ góp phần phát triển

A. kinh tế - chính trị.                                                               B. kinh tế - tư tưởng.

C. kinh tế - xã hội.                                                                  D. chính trị - xã hội.

Câu 22. Nội dung nào sao đây không phải là vai trò của du lịch trong việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa?

A. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.                           

B. Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng.

C. Kết nối, nâng cao vị thế của ngành du lịch, lịch sử.

D. Góp phần ổn định an ninh chính trị của quốc gia.

Câu 23. Ngành du lịch không có vai trò nào sau đây đối với sử học?

A. Cung cấp thông tin cho ngành sử học.                             

B. Xác minh độ tin cậy của lịch sử.

C. Mang lại nguồn lợi cho ngành nghiên cứu lịch sử.

D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hoá ra thế giới.

Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của lịch sử đối với sự phát triển của ngành du lịch?

A. là di sản, tài nguyên quý giá để phát triển du lịch.                       

B. cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch.

C. đề xuất ý tưởng, kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển.         

D. là yếu tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển du lịch.

Câu 25. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
B. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 26. Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển ngành du lịch?

A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.

Câu 27. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.

B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.

C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.

D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.

Câu 28.Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?

A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.

C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.

D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản.

Câu 29. Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là

A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.

B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.

C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản.

Câu 30. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?

A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.                 B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.

C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.        D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa.

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn