Có 200ml dd A chứa 2 axit HCl, H2SO4. Cho a gam bột Mg vào dd A thu được dd B và V lít khí bay ra. Chia dd B làm 2 phần bằng nhauBài 1: Có 200ml dd A chứa 2 axit HCl, H2SO4. Cho ag bột Mg vào dd A thu được dd B và V lít khí bay ra. Chia dd B làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho từ từ dd NaOH 1M vào đến khi vừa trung hòa thì dùng hết 40ml, nếu tiếp tục cho NaOH đến dư thì thu được 1,45g kết tủa. Tính a và V1 khí (đkc). Phần 2: Cho dư dd BaCl2 vào thì thu được 1,165g kết tủa. Tính nồng độ mol các axit có trong A. Bài 2: Có 50g dd Fe2(SO4)3 16% (dd 1); 100g dd NaOH 16,8% (dd 2); 80g dd Al2(SO4)3 17,1% (dd 3). Trộn dd 1 với dd 2, sau đó đổ dd 3 vào. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi. Dd còn lại thêm nước vào để được 400ml. a) Xác định khối lượng các chất rắn thu được. b) Tính nồng độ mol các chất trong dd pha loãng. Bài 3: Cho 27,4g Ba vào 500g dd chứa (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2% rồi đun nóng để đuổi hết khí NH3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được khí A, kết tủa B và dd C. a) Tính thể tích khí A (đkc). b) Lấy lượng kết tủa B rửa sạch, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu g chất rắn. c) Tính C% các chất có dd C. Bài 4: Hòa tan 19,5g FeCl3 và 27,36g Al2(SO4)3 vào 200g dd H2SO4 9,8% được dd A. Sau đó hòa tan tiếp 77,6g NaOH nguyên chất vào dd A thấy xuất hiện kết tủa B và thu được dd C. Lọc lấy kết tủa B. a) Nung kết tủa B đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được. b) Cho thêm nước vào dd C để được 400g dd. Tính khối lượng nước cần thêm và C% của dd sau khi thêm nước. c) Cần thêm bao nhiêu ml dd HCl 2M vào dd C để được lượng kết tủa lớn nhất. |