Nhận định nào dưới đây phù hợp với đặc điểm của bài thơ?VE QUE Vũ Xuân Quản Theo ông cháu được về quê Đồng xanh tít tắp mùa hè thênh thang Về quê được tắm giếng làng Bắc thang bẻ ổi chín vàng trên cây Trời cao lồng lộng gió mây Tre đu kẽo kẹt nắng đầy sân phơi Chỏ mèo cứ quẩn chân người Vịt bầu từng nhóm thảnh thơi bơi thuyền Vườn sau gà bới giun lên Lũ con chiêm chiếp theo liền đằng sau Buổi trưa cháu mải đi câu Chiều về mấy đứa tranh nhau thả diều Ở quê ngày ngắn ti teo Nghỉ hè một tháng trôi vèo như không... (Thả diều trên đê, NXB Văn học, 2020, tr.65) Câu 1. Nhận định nào dưới đây phù hợp với đặc điểm của bài thơ? A. Bài thơ được viết theo thể thơ sáu chữ. B. Bài thơ không có yếu tố miêu tả và tự sự. C. Nhịp thơ linh hoạt: nhịp 3/4, nhịp 4/3, nhịp 4/2. D. Tiếng thứ sáu của câu lục thường gieo vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Câu 2. Chi tiết nào dưới đây được miêu tả trong bài thơ? A. Lúa xanh mơn mởn. B. Tre đu kẽo kẹt. D. Diều sáo lộn nhào. C. Ao thu trong veo. Câu 3. Từ nào dưới đây trong bài thơ không phải là từ láy? A. Ngày ngắn. C. Lồng lộng. B. Kẽo kẹt. D. Tít tắp. Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng cảm xúc của người cháu trong bài thơ? A. Ngày hè ngắn ngủi của người cháu khi được theo ông về quê. B. Những trải nghiệm thú vị của người cháu khi được theo ông về quê. C. Niềm vui mừng, thích thú của người cháu khi được theo ông về quê. D. Sự ngạc nhiên, bất ngờ của người cháu khi được theo ông về quê. Câu 5. Từ “thảnh thơi trong bài thơ được hiểu như thế nào? A. Nhàn nhã, không có việc gì làm, đang dư thừa thời gian. B. Ở trạng thái thoải mái không vướng bận, không lo nghĩ gì. C. Nhiều việc một lúc, việc nọ tiếp việc kia. D. Chán và nản lòng, không muốn gì nữa. |