Menna Brian | Chat Online
15/04/2023 14:41:51

Chất khử là chất


1. Chất khử là chất:
A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
2. Chất oxi hóa là chất:
A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
3. Hãy cho biết những cặp khái niệm nào tương đương nhau ?
A. Quá trình oxi hóa và sự oxi hóa. B. Quá trình oxi hóa và chất oxi hóa.
C. Quá trình khử và sự oxi hóa. D. Quá trình oxi hóa và chất khử.
4. Loại phản ứng hóa học sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa -khử ?
A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng thế. C. Phản ứng trung hòa.
5. Loại phản ứng hóa học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hóa – khử ?
A. Phản ứng hóa hợp. B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng thế. D. Phản ứng trao đổi.
6. Cho phản ứng. 2KMnO4 + 16HCl  2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Vai trò của HCl trong phản ứng là:
A. Chất oxi hóa.
B. Chất khử.
C. Chất tạo môi trường.
D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
7. Trong phản ứng dưới đây, vai trò của H2S là.
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl
A. Chất oxi hóa. B. chất khử.
C. Axit. D. Vừa oxi hóa vừa khử.
8. Cho phản ứng. 4HNO3đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là :
A. chất oxi hóa. B. axit.
C. môi trường. D. chất oxi hóa và môi trường.
9. Cho quá trình . Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình :
A. Oxi hóa. B. Khử .
C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử.
10. Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là.
A. +1 và +1. B. -4 và +6. C. -3 và +5. D. -3 và +6.
11. Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là :
A. +2. B. +4. C. +6. D. +8.
12. Số oxi hóa của S trong phân tử Na2S2O3 là:
A. 0. B. -2. C. +2. D. +4.
13. Phản ứng oxi hoá ‒ khử là phản ứng hoá học
A. có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tử trong phân tử các chất phản ứng.
B. có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả nguyên tử trong phân tử các chất phản ứng.
C. có không sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử.
D. giữa acid và base.
14. Số oxi hóa của H và O trong hầu hết các hợp chất lần lượt là
A. +1 và + 2. B. +1 và - 1. C. -2 và + 1. D. +1 và - 2.
15. Quá trình khử là
A. Quá trình nhường điện tử (electron) B. Quá trình nhận điện tử (electron)
C. Quá trình chất khử nhận điện tử (electron) D. Quá trình chất oxi hóa nhường điện tử (electron) 16. Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử được định nghĩa là A. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn; B. hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó; C. điện tích thực của nguyên tử nguyên tố đó D. độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đó. 17. Phát biểu sai là A. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử B. Phản ứng oxi hóa – khử có thể chỉ có quá trình oxi hóa hoặc quá trình khử C. Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron D. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron
18. Dấu hiệu nhận ra phản ứng oxi hoá - khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào của nguyên tử?
A. Số khối. B. Số oxi hoá
C. Số hiệu D. Số mol
19. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron. B. neutron.
C. proton. D. cation.
20. Số oxi hóa của đơn chất luôn bằng
A. 0 B. +1 C. 2 D. 1.
21. Cho quá trình: Fe2+  1e → Fe3+ , quá trình này còn được gọi là
A. quá trình oxi hóa. B. quá trình khử.
C. quá trình nhận proton. D. quá trình tự oxi hóa – khử.
22. Trong phản ứng sau: CuO + H2  Cu + H2O. Chất đóng vai trò chất khử là
A. CuO. B. Cu.
C. H2 D. H2O.
23. Trong phản ứng hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2, chất oxi hoá là
A. H2 B. NaOH. C. Na. D. H2O.
24. Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. tạo môi trường. D. chất khử và môi trường.
25. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó
A. có sự chuyển electron từ đơn chất sang hợp chất. B. có sự chuyển proton.
C. có sự thay đổi số oxi hóa. D. có sự biến đổi hợp chất thành đơn chất.
26. Số oxi của Mn trong các phân tử MnO2, KMnO4, K2MnO4 lần lượt là:
A. +2, +4, +3 B. -4, +7, +6
C. +4, +7, +6 D. +2, +5, +6
27. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.
C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời quá trình khử và quá trình oxi hóa.
D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra cho và nhận electron giữa các chất.
28. Số oxi hóa của S trong hợp chất SO2 là:
A. -2 B. +2 C. +6 D. +4
29. Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Trong đó, NH3 đóng vai trò
A. là chất khử. B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
C. là chất oxi hoá. D. không phải là chất khử, không là chất oxi hoá
30. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O B. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O D. NH3 + HCl → NH4Cl
31. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa-khử?
A. SO3 + H2O → H2SO4 B. CaCO3⎯⎯→
0 t
CaO + CO2

C. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O D. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

32. Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) HCl + KOH ⟶ KCl + H2O (b) 2HCl + Na2CO3 ⟶ 2NaCl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + Fe ⟶ FeCl2 + H2 (d) 4HCl + MnO2 ⟶ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Số phản ứng oxi hóa – khử là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
33. Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(g) →2HCl Δ????H298
???? = -184,6 kJ. Phản ứng trên là
A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng thế D. Phản ứng phân hủy.
34. Thế nào là phản ứng thu nhiệt?
A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt.
B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt.
C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
35. Cho các hiện tượng sau, phản ứng nào tỏa nhiệt?
A. Nung đá vôi B. Bỏ viên sủi C vào nước.
C. Luộc trứng D. Hàn đường ray xe lửa
36. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về Enthapy tạo thành
A. Enthapy tạo thành của một chất là lượng nhiệt tỏa ra hay hấp thụ khi tạo thành 1 mol chất đó
từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất.
B. kí hiệu là Δ????????????
C. Đơn vị: kJ/mol hoặc kcal/mol.
D. Enthapy tạo thành của đơn chất luôn có giá trị dương.
37. Cho các phát biểu sau
(1) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
(2) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
(3) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.
(4) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
Các phát biểu đúng là
A. (1) và (2); B. (1) và (4); C. (2) và (3); D. (3) và (4).
38. Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O ⟶Ca(OH)2
B. Đốt cháy than: C + O2 (to)→ CO2
C. Đốt cháy cồn: C2H5OH + 3O2 to→ 2CO2 + 3H2O
D. Nung đá vôi: CaCO3 to→ CaO + CO2
39. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với
A. 1 bar (đối với chất khí); B. nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) C. nhiệt độ thường được chọn là 25° C (298 K); D. Cả A, B và C. 40. Nhiệt kèm theo phản ứng trong điều kiện chuẩn là A. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là ΔrH0298 B. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là ΔrH0298 C. biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là ΔfH0298; D. enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của phản ứng đó, kí hiệu là ΔrH0298 41. Phương trình nhiệt hóa học là A. phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện cung cấp nhiệt độ; B. phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng; C. PTPU có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm; D. phương trình phản ứng hóa học tỏa nhiệt ra môi trường. 42. Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau: C (s) + H2O (g) (to)→ CO (g) + H2 (g) ΔrH02988= + 131,25 kJ (1) CuSO4 (aq) + Zn (s) (to)→ ZnSO4 (aq) + Cu (s) ΔrH0298= −231,04 kJ (2) Khẳng định đúng là : A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt; B. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt; C. Phản ứng (1) và phản ứng (2) là phản ứng thu nhiệt; D. Phản ứng (1) và phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt. 43. Enthalpy tạo thành của một chất (ΔfH) là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành A. 1 gam chất đó từ các đơn chất bền nhất; B. 1 lít chất đó từ các đơn chất dạng bền nhất; C. 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất; D. 1 mol chất đó từ các hợp chất bền nhất.
44. Những ngày nóng nực, pha viên sủi vitamin C vào nước để giải khát, khi viên sủi tan, thấy nước trong cốc mát hơn đó là do
A. xảy ra phản ứng tỏa nhiệt
B. xảy ra phản ứng thu nhiệt
C. xảy ra phản ứng trao đổi chất với môi trường
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra ngoài môi trường
45. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là
A. nhiệt tạo thành chuẩn của phản ứng
B. biến thiên enthalpy của phản ứng
C. enthalpy của phản ứng
D. năng lượng của phản ứng
46. Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là
A. 0,01 mol/L. B. 0,1 mol/L.
C. 1 mol/L. D. 0,5 mol/L.
47. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là
A. biến thiên năng lượng của chất phản ứng.
B. Nhiệt lượng thu vào của phản ứng.
C. biến thiên enthalpy của phản ứng.
D. Nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng.
48. Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0?
A. CO2(g). B. Na2O(g). C. O2(g). D. H2O(l)
49. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:
(1) N2(g) + O2(g) → 2NO(g)
0
r 298 H  = + 179,20 kJ
Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt và hấp thu 179,20 kJ nhiệt.
B. không có sự thay đổi năng lượng.
C. toả nhiệt và giải phóng 179,20 kJ nhiệt.
D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
50. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó ở điều kiện chuẩn
từ
A. những oxide có hóa trị cao nhất.
B. những hợp chất bền vững nhất.
C. những đơn chất bền vững nhất.
D. những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên.
51. Quá trình nào là quá trình thu nhiệt:
A. Vôi sống tác dụng với nước
B. Đốt than đá.
C. Đốt cháy cồn.
D. Nung đá vôi.
52. Biến thiên enthapy của một phản ứng là
A. chất tham gia ở dạng đơn chất hoặc hợp chất đều được.
B. một quá trình không thay đổi theo nhiệt độ.
C. tạo ra sản phẩm chỉ có duy nhất 1 chất.
D. có đơn vị là kJ/mol hoặc kcal/mol
53. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng (
o
r 298 H  ) nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thu nhiệt có
o
rH298 = 0.
B. Phản ứng thu nhiệt có
o
r 298 H  < 0.
C. Phản ứng tỏa nhiệt có
o
r 298 H  < 0.
D. Phản ứng tỏa nhiệt có
o
r 298 H  > 0.
54. Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn 1 mol Cu(OH)2, tạo thành 1 mol CuO và 1 mol H2O, thu vào
nhiệt lượng 9,0 kJ. Phương trình nhiệt hóa học được biểu diễn như sau:
A. Cu(OH)2(s) CuO(s) + H2O(l);
0
r 298 ΔH = +9,0 kJ
B. CuO(s) + H2O(l) Cu(OH)2(s);
0
r 298 Δ H = –9,0 kJ
C. Cu(OH)2(s) CuO(s) + H2O(l);
0
r 298 Δ H = –9,0 kJ
D. CuO(s) + H2O(l) Cu(OH)2(s);
0
r 298 Δ H = +9,0 kJ
55. Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất ở dạng bền vững nhất bằng bao nhiêu ?
A. tùy vào từng phản ứng. B. nhỏ hơn 0. C. 0. D. lớn hơn 0.
56. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó:
A. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường,
0
r 298 Δ H  0
B. hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm,
0
r 298 Δ H  0 .
C. hỗn hợp phản ứng thu nhiệt từ môi trường,
0
r 298 Δ H  0
D. hỗn hợp phản ứng thu nhiệt từ sản phẩm,
0
r 298 Δ H 0 
57. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây.
Kết luận là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt;
B. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol;
C. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản
phẩm;
D. Phản ứng thu nhiệt.
58. Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới đây.
Kết luận là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt;
B. Biến thiên enthalpy của phản ứng là 111,68 kJ/mol;
C. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản
phẩm;
D. Phản ứng thu nhiệt.
59. Nếu một chất có nhiệt tạo thành chuẩn Δf H0
298 < 0 thì
A. chất đó bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo ra nó.
B. chất đó kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo ra nó.
C. Chất đó là đơn chất.
D. quá trình tạo thành chất đó từ đơn chất bên vững là quá trình thu nhiệt.
60. Nếu một chất có nhiệt tạo thành chuẩn Δf H0
298 > 0:
A. thì chất đó kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo ra nó.
B. chất đó kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo ra nó.
C. Chất đó là đơn chất.
D. quá trình tạo thành chất đó từ đơn chất bên vững là quá trình tỏa nhiệt.
61. Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. Δ????H298
???? B. Δ????H????; C. Δ????H273
???? D. Δ????H1
????.
62. Đơn vị của nhiệt tạo thành chuẩn là?
A. kJ. B. kJ/mol. C. mol/kJ; D. J.
63. Phát biểu nào sau đây SAI về enthapy của 1 chất?
A. Enthapy tạo thành của của một chất tạo ra sản phẩm chỉ có 1 đơn chất duy nhất.
B. Enthapy tạo thành của một chất có chất tham gia phải là hợp chất kém bền
C. Enthapy tạo thành của một chất có chất tham gia phải là đơn chất bền nhất.
D. Enthapy tạo thành của một chất kí hiệu là Δ????H298
????
64. Để xác định được mức độ phản ứng xảy ra nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào
sau đây?
A. Cân bằng hóa học. B. Tốc độ phản ứng.
C Xúc tác. D. Hiệu suất phản ứng.
65. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
(1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ, áp suất. (3). Chất xúc tác. (4). Diện tích bề mặt.
A. (1),(3) B. (2),(4)
C. (1),(2),(4) D. (1),(2),(3),(4)
66. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng: aA + bB ⟶ cC + dD là
A.
B.
C.
D. 67. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ, áp suất. B. Tăng diện tích. C. Nồng độ. D. Xúc tác. 68. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia? A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí. D. Cả 3 đều đúng. 69. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. đốt trong lò kín B. xếp củi chặt khít C. thổi hơi nước D. thổi không khí khô. 70. Cho các yếu tố sau: (a) Nồng độ (b) Nhiệt độ (c) Chất xúc tác (d) Áp suất (e) Khối lượng chất rắn (f) Diện tích bề mặt chất rắn Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. 3; B. 4; C. 5; D. 6. 71. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian? A. Tốc độ phản ứng trong 1 ngày; B. Tốc độ phản ứng trong 1 giờ; C. Tốc độ phản ứng trong 1 phút; D. Tốc độ phản ứng trung bình. 72. Cho phản ứng hóa học. A(g) + 2B(g) → AB2(g). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu: A. Tăng áp suất B. Tăng thể tích của bình phản ứng. C. Giảm áp suất. D. Giảm nồng độ của A 73. Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là A. nhiệt độ; B. nồng độ; C. chất xúc tác; D. diện tích bề mặt tiếp xúc. 74. Phát biểu nào sau đây sai? A. Nồng độ các chất phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn; B. Áp suất của các chất khí tham gia phản ứng càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn; C. Diện tích bề mặt càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng lớn; D. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn. 75. Thí nghiệm cho 7 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 3M ở nhiệt độ thường. Tác động nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng? A. Thay 7 gam kẽm hạt bằng 7 gam kẽm bột; B. Dùng dung dịch H2SO4 4M thay dung dịch H2SO4 3M; C. Tiến hành ở 40°C; D. Làm lạnh hỗn hợp 76. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng? A. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn;
B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn; C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh; D. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 77. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O A. Tăng nồng độ HCl B. Đập nhỏ đá vôi C. Thêm chất xúc tác D. Tăng nhiệt độ của phản ứng.
78. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoà học, halogen thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
79. Halogen tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine.
C. lodine. D. chlorine.
80. Đơn chất halogen ở thể khí, màu vàng lục là
A. chlorine. B. lodine.
C. bromine. D. fluorine.
81. Nguyên tố có tính oxi hoá yếu nhất thuộc nhóm VIIA là
A. chlorine. B. lodine.
C. bromine. D. fluorine.
82. Cấu hình electron nguyên tử thuộc nguyên tố halogen là
A. ns2np3 B. ns2np5
C. ns2np4 D. ns2p7
83. Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2
A. Xử lí nước bể bơi. B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC. D. Sản xuất bột tẩy trắng.
84. Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon ?
A. Chlorine. B. lodine.
C. Fluorine. D. Bromine.
85. Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là
A. chlorine. B. bromine.
C. phosphorus. D. carbon.
86. Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màn ngăn dung dịch muối ăn là
A. fluorine. B. chlorine.
C. bromine. D. Iodine.
87. Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật tri tuệ là
A. chlorine. B. iodine.
C. bromine. D. fluorine.
88. Halogen nào tạo liên kết ion bền nhất với sodium?
A. Chlorine. B. Bromine
C. lodine. D. fluorine.
89. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hoá trị.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
90. Theo chiều từ F → Cl → Br → I, bán kính của nguyên tử
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. không có quy luật.
91. Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoà học.
B. tạo liên kết cộng hoá trị với nguyên tử hydrogen.
C. nguyên tử có số oxi hoả –1 trong tất cả hợp chất.
D. nguyên tử có 5 electron hoá trị.
92. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong tự nhiên, không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2
C. Khi cho chlorine vào nước, chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl- trong dung dịch NaCl thành Cl2.
93. Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen?
A. Fluorine. B. Bromine.
C. Oxygen. D. Iodine.
94. Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaF. B. NaCl.
C. NaBr. D. NaI.
95. Dãy tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là:
A. Br, F, I, Cl. B. F, Cl, Br, I.
C. I, Br, F, Cl. D. I, Br, Cl, F.
96. Tính oxi hóa trong nhóm Halogen thay đổi theo thứ tự nào?
A. F > Cl > Br > I B. F < Cl < Br < I
C. F > Cl > I > Br D. F < Cl < I < Br
97. Tính tẩy màu của nước chlorine là do:
A. HClO có tính oxi hóa mạnh. B. Cl2 có tính oxi hóa mạnh.
C. HCl là acid mạnh. D. HCl có tính khử mạnh.
98. Ý nào sau đây nói về ứng dụng của chlorine (Cl2)?
A. Làm sạch và khử trùng nước sinh hoạt. B. Sản xuất Cryolite và Teflon.
C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh. D. Làm chất sát trùng vết thương.
99. Ý nào sau đây nói về ứng dụng của fluorine (F2)?
A. Làm sạch và khử trùng nước sinh hoạt. B. Sản xuất Cryolite và Teflon.
C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh. D. Làm chất sát trùng vết thương.
100. Ý nào sau đây nói về ứng dụng của bromine (Br2)?
A. Làm sạch và khử trùng nước sinh hoạt. B. Sản xuất Cryolite và Teflon.
C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh. D. Làm chất sát trùng vết thương.
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn