Ước thực sự của số tự nhiên N là ước khác 1 và chính nó. Hai số được gọi là anh em nếu chúng có tổng các ước thực sự bằng nhauBài 1. Số anh em Ước thực sự của số tự nhiên N là ước khác 1 và chính nó. Hai số được gọi là anh em nếu chúng có tổng các ước thực sự bằng nhau. Ví dụ: 6 và 25 được gọi là hai số anh em vì các ước thực sự của 6 là 2 và 3 có tổng bằng 5 và các ước thực sự của 25 là 5 có tổng là 5. Yêu cầu: Viết chương trình để kiểm tra hai số có phải là hai số anh em không? Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản BROTHERNUM.INP gồm: Dòng đầu tiên chứa số nguyên dương T- số bộ dữ liệu cần kiểm tra; (1 ≤ T ≤ 104) T dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số nguyên dương M và N được viết cách nhau ít nhất một dấu cách. (1 ≤ M, N ≤ 104). Kết quả: Ghi ra tệp văn bản BROTHERNUM.OUT gồm T dòng, trên mỗi dòng ghi xâu ‘YES’ nếu M, N là hai số anh em, ngược lại ghi ra xâu ‘NO’. Ví dụ: BROTHERNUM.INPBROTHERNUM.OUT 3 6 25 10 13 15 20YES NO NO Ràng buộc: Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có 1 ≤ T ≤ 102; Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có 102 ≤ T ≤ 103; Có 40% số test ứng với 40 % số điểm của bài có 103 ≤ T ≤ 104. Bài 2. Đếm kí tự chữ số Cho xâu S khác rỗng chỉ bao gồm các kí tự chữ cái, chữ số. Yêu cầu: Đếm số lượng các chữ số xuất hiện trong xâu, sắp xếp các chữ số theo thứ tự giảm dần. Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản COUNTCHAR.INP gồm một dòng duy nhất chứa xâu S. Kết quả: Ghi ra tệp văn bản COUNTCHAR.OUT gồm 2 dòng: Dòng 1: số lượng các chữ số xuất hiện trong xâu S. Dòng 2: các chữ số trong xâu S được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Trang 2 Ví dụ: COUNTCHAR.INPCOUNTCHAR.OUT abc6gtk25gh3 652 Ràng buộc: Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có độ dài xâu S không quá 102 kí tự. Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có độ dài xâu S không quá 103 kí tự. Có 40% số test ứng với 40% số điểm của bài có độ dài xâu S không quá 104 kí tự. Bài 3. Dãy số nguyên tố Cho dãy A gồm N số nguyên A1, A2, …, AN và một số nguyên K. Yêu cầu: Tìm K số nguyên tố nhỏ nhất khác nhau xuất hiện trong dãy A. Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản KPRIME.INP có cấu trúc như sau: Dòng đầu tiên chứa 2 số nguyên N, K (1 ≤ N ≤ 105, 1 ≤ K ≤ 200) Các số được viết cách nhau bởi dấu cách. N dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa một phần tử của dãy A. (1 ≤ Ai ≤ 106) Kết quả: Ghi ra tệp văn bản KPRIME.OUT Đưa ra trên cùng một dòng K số nguyên tố tìm được theo thứ tự tăng dần, các số được viết cách nhau một dấu cách. Lưu ý: Dữ liệu vào đảm bảo luôn tìm được K số nguyên tố thỏa mãn. Ví dụ: KPRIME.INPKPRIME.OUT 8 3 12 13 6 17 9 3 1 123 13 17 Ràng buộc: Có 40% số test ứng với 40% số điểm của bài có 1 ≤ N ≤ 103; Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có 103 ≤ N ≤ 104; Có 30% số test ứng với 30% số điểm của bài có 104 ≤ N ≤ 105 |