Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Bài 5: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau: “Thuở hỗn mang chưa phân trời đất chi cả. Chỉ có hình dạng từa tựa quả trứng gà, quả trứng ấy chính là thế gian. Từ quả trứng đã nở ra một người khổng lồ - đó là Bàn Cổ. Khi Bàn Cổ nở ra tách quả trứng làm hai, những chất “tinh hoa" trắng đục lơ lửng chảy ngược lên cao tạo thành bầu trời, những "kết tinh” sẫm màu thì rơi thẳng xuống bồi nên mặt đất. Nhưng bấy giờ trời và đất còn ở gần nhau, chỉ có Bàn Cổ ở giữa gánh vác. Trong mười tám ngàn năm, Bàn Cổ hấp thụ linh khí thiên nhiên mà cao lớn, dùng thân mình duỗi lên, trời liền cao lên, đất liền tụt xuống. Bàn Cổ vươn cao một trượng, trời cũng theo đó mà cao thêm một trượng. Như vậy cả vạn ức năm, trời đất dần xa ra cách nhau ba vạn sáu ngàn dặm. Cảm thấy thế là đủ lớn, Bàn Cổ bắt đầu sáng tạo vạn vật theo ý mình. Khi Bàn Cổ chết, mỗi thứ trên cơ thể ông trở thành một phần của thế gian. Đầu ông thành những rặng núi cao; đôi mắt ông thành mặt trời, mặt trăng, mỡ máu thành sông ngòi, biển cả; lông tóc thành cây cỏ; răng và xương thành đá và các kim loại; chấy rận thành người". (Truyện Ông Bàn Cổ, Thần thoại Việt Nam - Trung Hoa, Doãn Quốc Sỹ sưu tầm và dịch thuật, NXB sáng tạo, tr.156-157) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Xác định nhân vật chính và chi tiết về không gian và thời gian của văn bản. Câu 3: Theo tác giả, khi Bàn Cổ chết, mỗi thứ trên cơ thể ông trở thành những phần nào của thế gian? Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản trên. Câu 5: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian trong truyện kể trên. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao? |