Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản làCâu 1. Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là A. xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. B. xác lập nền dân chủ tư sản. C. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. D. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. Câu 2. Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là A. đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. B. đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. C. xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. D. thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc Câu 3. Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì? A. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng. C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến. D. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hoà. Câu 4. Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là A. giai cấp lãnh đạo và nông dân. B. giai cấp lãnh đạo và nô lệ. C. giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. D. giai cấp tư sản và chủ nô Câu 5. Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ A. tư bản chủ nghĩa. B. quân chủ lập hiến. C. cộng hoà. D. dân chủ đại nghị. Câu 6. Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là A. xác lập quan hệ sản xuát tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. B. lật đổ nền quân chủ chuyên chế, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. C. giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. D. giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Câu 7. Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là : A. địa chủ. B. nông dân. C. công nhân. D. tư sản. Câu 8. Trong các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, động lực quyết định thắng lợi của cách mạng là A. mục tiêu của cách mạng. B. kết quả cuối cùng. C. quần chúng nhân dân. D. phương pháp đấu tranh. Câu 9. Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là: A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. B. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. C. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. Câu 10. Một trong những mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX) là A. đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. B. xóa bỏ triệt để những mâu thuẫn trong xã hội. C. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. D. mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 11. Nội dung nào sau đây là tiền đề về xã hội dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. C. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc phong kiến ngày càng sâu sắc Câu 12. Nội dung nào sau đây là tiền đề về tư tưởng dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Pháp ở thế kỉ XVIII? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với quý tộc phong kiến ngày càng sâu sắc. D. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tĩnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. Câu 13. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập (1776) ở nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) ở nước Pháp? A. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. B. Bảo vệ quyền lợi tư hữu cho giai cấp tư sản. C. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. D. Đề cao quyền công dân và quyền con người. Câu 14. Điểm khác nhau giữa cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỷ XVIII với cuộc cách mạng tư sản Anh là gì? A. Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân. B. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. C. Giai cấp tư sản tham gia lãnh đạo cách mạng. D. Diễn ra dưới hình thức thống nhất đất nước. Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII? A. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế. C. Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,… D. Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất. Câu 16. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)? A. Giai cấp tư sản. B. Tăng lữ Giáo hội. C. Quý tộc phong kiến. D. Bình dân thành thị. Câu 17. Những quan điểm tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (thế kỉ XVIII) đã A. bảo vệ tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa. B. dọn đường cho cách mạng vô sản bùng nổ. C. củng cố hệ tư tưởng của chế độ phong kiến. D. tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến. Câu 18. Một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (thế kỉ XVIII) là A. Ô. Crôm-oen. B. G. Oa-sinh-tơn. C. M. Rô-be-spie. D. V.I. Lê-nin. Câu 19. Khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập cho nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một phần nội dung trong bản tuyên ngôn nào dưới đây? A. Tuyên ngôn hòa bình (Ấn Độ, 1920). B. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ (Mỹ, 1862). D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, 1789) |