Đặc điểm nhận biết của phương pháp gia công tiện làCâu 25: Đặc điểm nhận biết của phương pháp gia công tiện là: A. Thường sử dụng dụng cụ cắt trong quá trình gia công, có độ chính xác cao. B. Quá trình bóc vật liệu trên phôi nhờ chuyển động quay tròn của phối và chuyển động tịnh tiến của dao. C. Thiết bị và dụng cụ thường sử dụng là máy tiện và dao tiện. D. Cả ba phương án đều đúng. Câu 26: Quy trình công nghệ gia công chi tiết đơn giản bao gồm các bước cơ bản theo trình tự như sau: A. Lựa chọn phôi; Nghiên cứu bản vẽ chi tiết; Xác định trình tự các nguyên công; Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công; Xác định chế độ gia công. B. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết; Lựa chọn phôi; Xác định trình tự các nguyên công; Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công; Xác định chế độ gia công. C. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết; Lựa chọn phôi; Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công; Xác định trình tự các nguyên công; Xác định chế độ gia công. D. Lựa chọn phôi; Lựa chọn thiết bị, dụng cụ gia công; Nghiên cứu bản vẽ chi tiết; Xác định trình tự các nguyên công; Xác định chế độ gia công. Câu 27: Quy trình công nghệ gia công hợp lí sẽ: A. Tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm thời gian, hạn chế phế phẩm. B. Thuận lợi cho người thợ trong quá trình gia công. C. Thuận lợi cho người giám sát quá trình gia công. D. Tăng chất lượng của sản phẩm. Câu 28: Quy trình công nghệ gia công chi tiết khác với quy trình chế tạo cơ khí ở chỗ: A. Nhìn chung, hai quy trình cũng bao gồm các bước tương tự nhau. B. Quy trình công nghệ gia công chi tiết có thể có thêm quy trình lắp ráp chi tiết. C. Quy trình công nghệ gia công chi tiết là một bước của quy trình chế tạo cơ khí. D. Quy trình chế tạo cơ khí là một bước của quy trình công nghệ gia công chi tiết. Câu 29. Ý kiến nào sau đây là đúng với phương pháp rèn khuôn? A. Phương pháp gia công áp lực, trong đó kim loại được biến dạng hạn chế trong lòng khuôn dưới tác dụng của ngoại lực tác động lên khuôn |