Huy Nguyễn Đình Huy | Chat Online
20/12/2023 19:50:20

Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu lục nào


Câu 1. Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Câu 2. Nhà nước Ai Cập cổ đại được hình thành tại lưu vực của dòng sông nào dưới đây?

A. Sông Nin.

B. Sông Ấn.

C. Sông Hằng.

D. Sông Ti-grơ.

Câu 3. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông nào dưới đây?

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. Sông Ơ- phrát và T-grơ.

C. Sông Ấn và Hằng.

D. Sông Hồng và Đà.

Câu 4. Vị vua nào đã thống nhất các công xã, lập nên nhà nước Ai Cập cổ đại?

A. Mê-nét.

B. Ha-mu-ra-bi.

C. Pê-ri-clét.

D. Ốc-ta-vi-út.

Câu 5. Nhà nước Ai Cập cổ đại được thành lập vào khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Năm 4000 TCN.

B. Năm 3200 TCN.

C. Năm 2800 TCN.

D. Năm 2500 TCN.

Câu 6: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập được gọi là gì?

A. En-xi.

B. Thiên tử.

C. Pha-ra-ông.

D. Hoàng đế.

Câu 6. Những thành thị đầu tiên của người Đra-vi-đa tại lưu vực sông Ấn được xây dựng vào thời gian nào?

A. Khoảng năm 3000 TCN.

B. Khoảng năm 2500 TCN.

C. Khoảng năm 2000 TCN.

D. Khoảng năm 1500 TCN.

Câu 7 Giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã xâm nhập vào miền Bắc Ấn Độ?

A. Người Đra-vi-đa.

B. Người A-ri-a.

C. Người Ba-bi-lon.

D. Người Xu-me.

Câu 8. Chế độ đẳng cấp Vác-na được thiết lập dựa trên sự phân biệt về

A. tôn giáo.

B. giới tính.

C. địa bàn cư trú.

D. chủng tộc và màu da.

Câu 9. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na, đẳng cấp nào cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Câu 10. Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực

A. Tây Á.

B. Nam Á.

C. Đông Á.

D. Bắc Á.

Câu 11. Hai dòng sông lớn gắn liền với nền văn minh Ấn Độ là

A. Hoàng Hà và Trường Giang.

B. sông Ơ- phrát và T-grơ.

C. sông Ấn và Hằng.

D. sông Hồng và Đà.

Câu 12. Ấn Độ là quê hướng của 2 tôn giáo nào dưới đây?

A. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Hồi giáo và Ấn Độ giáo.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

 

Câu 13. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn độ cổ đại là

A. đại bảo tháp San-chi.

B. đền Pác-tê-nông.

C. đấu trường Cô-lô-dê.

D. vườn tren Ba-bi-lon.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?

A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…

B. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ.

C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

D. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn.

Câu 15. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho việc canh tác loại cây trồng nào dưới đây?

A. Nho, ô liu.

B. Lúa nước.

C. Hồ tiêu.

D. Bạch dương.

Câu 16. Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?

A. Nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Khai thác lâm sản.

C. Buôn bán qua đường biển.

D. Nông nghiệp trồng các cây gia vị như: hồ tiêu, gừng…

Câu 17. Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?

A. Cảng Óc Eo.

B. Cảng Pa-lem-bang.

C. Cảng Đại Chiêm.

D. Cảng Pi-rê.

Câu 18. Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ.

B. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.

C. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Địa hình bẳng phẳng, ít bị chia cắt.

Câu 19. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

C. sử thi I-li-át.

D. sử thi Ra-ma-ya-na.

 

Câu 20. Cơ quan nào ở thành bang A-ten có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước?

A. Hội đồng 500 người.

B. Đại hội nhân dân.

C. Tòa án 6000 thẩm phán.

D. Hội đồng 10 tướng lĩnh

Câu 21. Ở A-ten, những ai có quyền tham gia Đại hội nhân dân?

A. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

B. Công dân nữ từ 21 tuổi trở lên.

C. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên.

D. Mọi công dân (không phân biệt tuổi tác).

Câu 11. Tác phẩm thơ được coi là cổ nhất ở Trung Quốc, có ảnh hưởng đến các nước khác trong đó Việt Nam?

A.  Ly Tao.                            B. Kinh Thi.                            C. Thiên vấn.                 D. Sở từ.

Câu 23. Tác phẩm sử thi được coi là “bách khoa toàn thư” trong đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại là:

A.  Ma-ha-bha-ra-ta.    B. Ka-li-đa-sa.               C. Ra-ma-y-a-na.           D. Sơ-kun-tơ-la

Câu 24. Ai là tác giả của hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê?

A.  Hô-mê.          B. Pô-li-bi-út.                 C.Hê-rô-đốt.                            D.Pi-ta-go.

Câu 25. Công trình kiến trúc tiêu biểu ở La Mã cổ đại là

A.  đền Pác-tê-nông.               B. thành Ba-bi-lon.

C. đấu trường Cô-li-dê.                  D.Vạn lí trường thành.

Câu 26. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?

A.   Thiên niên kỉ II TCN.               B.Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.

C. Thế kỉ VII TCN.                    D.Thế kỉ X TCN.

Câu 27. Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng, vì khu vực này

A.  là trung tâm của thế giới.                     B. tiếp giáp với Trung Quốc.

C. là “ngã tư đường” của thế giới.            D. tiếp giáp với Ấn Độ.

Câu 28. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

A.  Chân Lạp.              B.Âu Lạc.             C.Văn Lang.                            D.Sri Vi-giay-a.

Câu 29. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là

A.  gia vị.                     B.nho.                  C. chà là.              D. ôliu.

Câu 30. Quá trình giao lưu thương mại đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

A.  Kinh tế các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

B.  Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

C.  Đông Nam Á cung cấp nhiều mặt hàng chủ lực như: lúa mì, nho, ô liu

D.  Ở các vương quốc Đông Nam Á xuất hiện nhiều thương cảng sầm xuất.

 Câu 31. Các con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là:

 A. Sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát.                 B. Sông Ấn và sông Hằng. 

  C. Hoàng Hà và Trường Giang.                 D. Sông Nin, sông Ti- grơ và sông Ơ- phrát. 

Phần II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3  điểm): Trình bày những thành tựu chính của văn hóa Trung Quốc thời cổ đại? Trong 4 phát minh quan trọng của người Trung Quốc cổ đại em ấn tượng nhất về phát minh nào ? Vì sao?

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Người Hi Lạp và La MÃ cổ đại đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ là do tiếp thu những thành tuwj của người phương Đông cổ đại. E có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn