DunDun | Chat Online
21/12/2023 11:32:34

Đề trắc nghiệm Lịch sử 11


Câu 5. Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm
A. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.
B. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.
C. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.
D. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?
A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.
B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.
C. Thâu tóm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...
D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.
Câu 7. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều
A. diễn ra khi đất nước đã bị của thực dân phương Tây nô dịch, thống trị.
B. thất bại, đẩy đất nước lún sâu vào suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng.
C. thành công, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. học hỏi kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Mãn Thanh.
 
Câu 8. Ở In-đô-nê-xi-a, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô đã
A. thất bại, In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa của thực dân Hà Lan.
B. thành công, lật đổ ách cai trị của thực dân Pháp, giành độc lập.
C. thất bại, nhưng gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân.
D. thành công, lật đổ ách cai trị của thực dân Hà Lan, giành độc lập.
Câu 9. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở
A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
B. Thái Lan, Việt Nam, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin.
D. Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.
Câu 10. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài.
Câu 11. Quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là một trong 4 “con rồng” của kinh tế châu Á?
A. Việt Nam                     B. Thái Lan.               C. Xin-ga-po.                  D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12. Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á?
A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.
B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.
C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.
D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
Câu 13. Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX) đã
A. mở ra khuynh hướng tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
C. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào đấu tranh.
D. khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng tư sản trong phong trào đấu tranh.
Câu 14. Một trong những nội dung của lịch sử Đông Nam Á những năm 1945 - 1984 là
A. các nước lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B. tất cả các nước tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. các nước lần lượt trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
D. thực dân phương Tây quay lại tái chiếm Đông Nam Á.
Câu 15. Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc
A. du nhập nền sản xuất công nghiệp.
B. gắn kết khu vực với thị trường thế giới.
C. thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.
D. các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?
A. Kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
B. Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa.
C. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.
D. Giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội.
 
Câu 17. Trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài do Việt Nam có
A. vị trí địa lí chiến lược.
B. trình độ dân trí thấp.
C. nền văn hóa lạc hậu.
D. nền kinh tế lạc hậu.
Câu 18. Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với
A. sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
B. tính chất của bộ máy nhà nước và chính sách đối nội, đối ngoại.
C. chiều hướng phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Câu 19. Trong quá trình xâm lược Việt Nam, các thế lực ngoại xâm phải đối diện với khó khăn nào sau đây?
A. Bị tấn công ngay khi tiến vào lãnh thổ đối phương.
B. Không có bản đồ, không nắm được thế chủ động.
C. Thường xuyên bị dịch bệnh, gây thiệt hại về quân số.
D. Không thông thuộc địa hình, không quen thuỷ thổ.
Câu 20. Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc đã
A. thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.
B. thất bại, Âu Lạc rơi vào ách thống trị của Nam Việt.
C. thắng lợi, đập tan dã tâm xâm lược của quân Nam Việt.
D. thất bại, Âu Lạc tuy độc lập nhưng lệ thuộc vào Nam Việt.
Câu 21. Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt. Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân Tống đã bị chặn lại ở
A. thành Đa Bang.
B. cửa sông Bạch Đằng.
C. thành Tây Đô.
D. bờ bắc sông Như Nguyệt.
Câu 22. Năm 1257, khi Mông Cổ cho quân áp sát biên giới Đại Việt và cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng, vua Trần Thái Tông đã có thái độ như thế nào?
A. Yêu cầu sứ giả chuyển lại thư đầu hàng cho vua Mông Cổ.
B. Lo ngại sức mạnh của quân địch nên vội vàng xin giảng hòa.
C. Cho bắt giam sứ giả, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.
D. Đuổi sứ giả về nước, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng kháng chiến.
Câu 23. Nội dung nào không phản ánh đúng kế sách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược?
A. Chủ động tiến công trước để chặn thế mạnh của giặc.
B. Tích cực, chủ động chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Rút lui chiến lược; chớp thời cơ để phản công.
D. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.
Câu 24. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút của quân Tây Sơn đã
A. giành thắng lợi, đánh tan cuộc tấn công xâm lược của quân Xiêm.
B. giành thắng lợi, đánh tan cuộc tấn công xâm lược của quân Thanh.
C. thất bại nặng nề, Đại Việt rơi vào ách thống trị, đô hộ của nhà Xiêm.
D. thất bại nặng nề, Đại Việt rơi vào ách thống trị, đô hộ của nhà Thanh.
Câu 25. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
A. Nguyễn Huệ.
B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 26. Đầu thế kỉ XV, Nhà Minh lấy cớ gì để đem quân sang xâm lược Đại Ngu?
A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
B. Nhà Hồ cho quân xâm lấn lãnh thổ nhà Minh.
C. Nhà Hồ không sử sứ giả sang xin sắc phong.
D. Nhà Hồ không thần phục, cống nạp nhà Minh
Câu 27. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do
A. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.
B. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.
C. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.
D. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.
Câu 28. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
A. Những sai lầm trong đường lối kháng chiến.
B. Không có tướng lĩnh tài giỏi, quân đội mạnh.
C. Không có vũ khí hiện đại, thành lũy kiên cố.
D. Nhân dân bị khuất phục trước sức mạnh của giặc.
 
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn