Tốc độ phản ứng làCâu 1. Tốc độ phản ứng là A. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. B. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. D. độ biến thiên thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Câu 2. Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm. C. thông ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 3. Nhận định nào dưới đây đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 4. Tốc độ phản ứng tăng lên khi: A. Giảm nhiệt độ B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng C. Tăng lượng chất xúc tác D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng Câu 5. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc tác. Câu 6. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ lệ mol của các chất trong phản ứng. Câu 7. Tốc độ của một phản ứng hóa học A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất tham gia phản ứng. B. tăng khi nhiệt độ phản ứng tăng. C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hóa càng lớn. D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt. Câu 8. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng? A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm. B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng. C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 9. Nhận định nào dưới đây đúng? A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm. C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 10. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. |