Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân có nghĩa vụCâu 1: Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân có nghĩa vụ A. trình bày mọi quan điểm. B. xuyên tạc về mặt nội dung. C. tuân thủ quy định pháp luật. D. ủng hộ mọi quan điểm đưa ra. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân không được A. tự do phát biểu ý kiến. B. tự mình trình bày quan điểm. C. xâm phạm lợi ích nhà nước. D. ủy quyền người khác trình bày. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân không được A. xâm phạm lợi ích hợp pháp công dân. B. chủ động bảo lưu quan điểm cá nhân. C. ủng hộ những quản điểm tương đồng. D. công khai những nội dung đã góp ý. Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận? A. Tuân thủ quy định của pháp luật. B. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức. D. Chủ động bày tỏ quan điểm cá nhân. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, một trong những nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận là công dân không được A. xâm phạm thân thể người khác. B. tự mình bày tỏ quan điểm cá nhân. C. ủng hộ các ý kiến trái chiều. D. trình bày ý kiến bằng văn bản. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, một trong những nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận là công dân không được A. ủy quyền người khác ý kiến. B. cung cấp bằng chứng đưa ra. C. xuyên tạc chính sách của Đảng. D. chia sẻ ý kiến đã trìn bày. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, quyền tự do báo chí của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân nếu có đủ năng lực đều có quyền được A. xúc phạm danh dự người khác. B. miễn mọi loại phí dịch vụ. C. sáng tạo tác phẩm báo chí. D. mạo danh tác giả để xuất bản. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, quyền tự do báo chí của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân nếu có đủ năng lực đều có quyền được A. cung cấp tiền làm từ thiện. B. thay đổi quan hệ nhân thân. C. bày tỏ ý kiến trong cuộc họp. D. cung cấp thông tin cho tòa soạn. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, quyền tự do báo chí của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân đều được A. cấp căn cước công dân. B. cấp thẻ hành nghề báo. C. tiếp cận thông tin báo chí. D. cấp phát báo miễn phí. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, quyền tự do báo chí của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân đều được A. phản hồi thông tin báo chí. B. phản bác mọi quan điểm. C. viết bài sai nội dung phản ánh. D. đăng mọi bài viết cá nhân. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, các cơ quan báo chí khi tiếp nhận các bài viết của công dân có nội dung phản ánh đúng sự việc thì các cơ quan này có trách nhiệm A. hủy bỏ mọi bài viết. B. chuyển cơ quan khác. C. xem xét đăng bài. D. xử phạt hành chính. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền của công dân về tự do báo chí? A. Sáng tạo tác phẩm báo chí. B. Cung cấp thông tin báo chí. C. Phản hồi thông tin báo chí. D. Xử phạt cơ quan báo chí. Câu 13: Quyền của công dân về tự do báo chí thể hiện ở việc, các tác phẩm báo chí do công dân sáng tác nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền được A. đăng bài công khai. B. xúc phạm người khác. C. xuyên tạc nội dung. D. chuyển quyền tác giả. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, ngoài những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, quyền tiếp nhận thông tin của công dân thể hiện ở việc với những thông tin do cơ quan nhà nước năm giữ, mọi công dân đều có quyền A. tiếp nhận thông tin. B. thay đổi nội dung. C. xác lập sở hữu. D. đăng ký bản quyền. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, loại thông tin nào dưới đây công dân không có quyền được tiếp cận một cách phổ biến? A. Thông tin về kinh tế. B. Thông tin dân sự. C. Thông tin bí mật quốc gia. D. Thông tin an ninh, quốc phòng
|