“Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa - chính trị quan trọng đối với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dươngtrắc nghiệm đúng sai “Hiện nay, Biển Đông có vị trí địa – chính trị quan trọng đối với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khi giao thương phát triển, sự phụ thuộc của các quốc gia vào các tuyến đường biển đi qua Biển Đông ngày càng lớn hơn. Vì thế, an ninh trên biển Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh, chính trị và sự thịnh vượng về mặt kinh tế của khu vực, trong đó có Việt Nam.” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh Diều– trang 80) a. Các quốc gia có hoạt động giao thương đi qua Biển Đông ngày càng phụ thuộc vào tuyến đường này. b. An ninh Biển Đông ảnh là yếu tố tác động trực tiếp đến sự thịnh vượng về kinh tế của cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương. c. Lợi ích của Việt Nam độc lập với lợi ích các quốc gia giao thương trên biển Đông. d. Nếu xảy ra tranh chấp trên Biển Đông, lợi ích từ giao thương giữa các quốc gia sẽ bị ảnh hưởng. Câu 2. “Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn Lý Trường Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vic, ba ba,... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hoả vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tử Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn, để tìm lượm hoá vật, đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr.164) a. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức khai thác sản vật ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. b. Chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được xác lập thông qua hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải thời chúa Nguyễn ở đàng Trong (thế kỉ XVII). c. Đội Bắc Hải chịu sự quản lý của đội Hoàng Sa. d. Ngoài khai thác sản vật thì chính quyền chúa Nguyễn còn xây dựng ở Hoàng Sa và Trường Sa những đội quân canh giữ vùng đảo này. Câu 3. “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế liên kết và hội nhập quốc tế sâu rộng đang diễn ra, trên cơ sở truyền thống yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam, Nhà nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chủ trương nhất quán trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh Diều) a. Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. b. Một trong những cơ sở để Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là luật pháp quốc tế về Biển Đông. c. Những bất đồng ở biển Đông hoàn toàn do xu thế toàn cầu hóa tạo nên. d. Nhà nước XHCN Việt Nam xây dựng luật pháp quốc tế trên biển Đông. |