Đề trắc nghiệm GDCD 10Câu 1: Tổng thể các quy phạm pháp luật có mỗi liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau được sắp xếp thành các ngành luật, chế định pháp luật được gọi là A. hệ thống pháp luật. B. hệ thống tư pháp. C. quy phạm pháp luật. D. văn bản dưới luật. Câu 2: Nội dung nào dưới đây là một trong những yếu tố cấu thành cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam? A. Ngành luật. B. Pháp lệnh. C. Nghị định. D. Quyết định. Câu 3: Nội dung nào dưới đây là một trong những yếu tố cấu thành cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam? A. Nghị quyết. B. Chế định luật. C. Thông tư. D. Hướng dẫn. Câu 4: Nội dung nào dưới đây là một trong những yếu tố cấu thành cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam? A. Nghị quyết liên tịch. B. Quy phạm pháp luật. C. Thông tư liên tịch. D. Điều lệ Đoàn thanh niên. Câu 5: Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện đề điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định được gọi là A. quy phạm pháp luật. B. chế định pháp luật. C. ngành luật. D. Nghị định. Câu 6: Tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật được gọi là A. chế định pháp luật. B. thông tư liên tịch. C. nghị quyết liên tịch. D. quy phạm pháp luật. Câu 7: Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được gọi là A. Ngành luật. B. chế định pháp luật. C. quy phạm pháp luật. D. cấu trúc pháp luật Câu 8: Văn bản nào dưới đây thuộc văn bản Luật? A. Nghị quyết của thường vụ Quốc hội. B. Nghị định thư gia nhập Quốc tế. C. Nghị quyết của ủy ban nhân dân xã. D. Quyết định xử phạt của UBND tỉnh Câu 9: Văn bản nào dưới đây thuộc văn bản Luật? A. Luật. B. Điều lệ. C. Hiến chương. D. Công hàm. Câu 10: Xét theo trật tự thứ bậc trong hệ thống văn bản pháp luật nước ta, các văn bản gồm: Nghị định, Pháp lệnh, Luật, Chỉ thị sẽ được sắp xếp theo trình tự nào dưới đây là đúng? A. Luật – Pháp lệnh – Nghị định – Chỉ thị. B. Pháp lệnh – Luật – Nghị định – Chỉ thị. C. Pháp lệnh – Nghị định – Luật – Chỉ thị. D. Nghị định – Luật – Pháp lệnh – Chỉ thị. Câu 11: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật. Câu 12: Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. thi hành pháp luật B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối kê khai thông tin dịch tễ. B. Ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. C. Hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. D. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện công dân sử dụng pháp luật? A. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt. B. Công ty X thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định pháp luật. C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình . D. Anh A và chị B đến tòa án để li hôn. Câu 13: Việc Quốc hội ban hành Luật giáo dục năm 2019 để cụ thể hóa một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 là thể hiện đặc điểm nào dưới đây của Hiến pháp A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý lâu dài. C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tương đối ổn định. D. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt Câu 14: Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước vì vậy nội dung của Hiến pháp mang tính A. tương đối ổn định. B. tượng trưng lâu dài. C. cố định và ổn định. D. ổn định và bất biến. Câu 15: Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành? A. Ít nhất hai phần ba. B. Một phần ba. C. Hai phần ba. D. Ít nhất một phần ba. Câu 16: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm". Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013? A. Hiến pháp có tính ổn định lâu dài. B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước. C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài. D. Hiến pháp có quy trình sửa đổi đặc biệt. Câu 17: Hiến pháp 2013 khẳng định chính thể Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. B. Dân chủ cộng hòa. C. Cộng hòa và phong kiến. D. Dân chủ và tập trung. Câu 18: Theo nội dung của Hiến pháp 2013, Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình chữ nhật trong đó chiều rộng bằng A. một phần ba chiều dài. B. hai phần ba chiều dài. C. ba phần ba chiều dai. D. bốn phần ba chiều dài. Câu 19: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội là nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 về A. quyền con người. B. nghĩa vụ công dân. C. trách nhiệm pháp lý. D. chế độ chính trị. Câu 20: Công dân được tham gia bầu cử và ứng cử vào Quốc hội là thực hiện tốt quyền con người trên lĩnh vực nào dưới đây? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 21: Theo nội dung của Hiến pháp 2013, quyền nào dưới đây phản ánh quyền của công dân trên lĩnh vực chính trị? A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do đi lại, tự do lập hội. C. Quyền từ chối thừa kế. D. Quyền cư trú hợp pháp. Câu 22: Theo quy định của Hiến pháp 2013, trên lĩnh vực dân sự, mọi công dân đều có quyền được A. có nơi ở hợp pháp. B. ứng cử đại biểu Quốc hội. C. nghiên cứu khoa học. D. sáng tạo nghệ thuật Câu 23: Theo quy định của Hiến pháp 2013, trên lĩnh vực dân sự, mọi công dân đều có quyền được A. tự do kinh doanh. B. tự do tín ngưỡng. C. khiếu nại, tố cáo. D. tự do ngôn luận. Câu 24: Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của mình là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về quyền con người trên lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. dân sự. Câu 25: Trên lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp 2013 khẳng định phát triển giáo dục là A. quốc sách hàng đầu. B. nhiệm vụ quan trọng. C. chính sách ưu tiên. D. nhiệm vụ thứ yếu. Câu 26: Hiến pháp 2013 khẳng định, về mặt kinh tế, hiện nay nước ta thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của nhiều A. thành phần kinh tế. B. hình thức áp bức bóc lột. C. quan hệ xã hội phức tạp. D. hình thức viện trợ. Câu 27: Về mặt kinh tế, Hiến pháp 2013 khẳng định thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần? A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế nhà nước. C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 28: Hiến pháp 2013 khẳng định, trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế đều A. bình đẳng trước pháp luật. B. bị hạn chế phát triển. C. không có vai trò quan trọng. D. không còn động lực phát triển. Câu 29: Về mặt kinh tế, các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay có mối quan hệ như thế nào? A. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. B. Hợp tác và tiêu diệt lẫn nhau. C. Độc lập không liên hệ với nhau. D. Cạnh tranh với nhau quyết liệt. Câu 30: Trên lĩnh vực văn hóa, Hiến pháp 2013 khẳng định cùng với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta luôn chú trọng việc A. nhập khẩu các nền văn hóa thế giới. B. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. C. du nhập và tôn thờ văn hóa bản địa D. duy trì văn hóa của các nước phát triển. |