ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBài 20: ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (21 câu) a) Nhận biết Câu 1. Nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam là A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. đảm bảo sự lãnh đạo của Nhà nước. C. đảm bảo sự lãnh đạo của Quốc hội. D. đảm bảo sự lãnh đạo của Chính phủ. Câu 2. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là A. nhân dân. B. Chính phủ. C. giai cấp cầm quyền. D. giai cấp thống trị. Câu 3. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền A. lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. lập pháp, hành pháp, hiến pháp. C. lập pháp, tư pháp, hiến pháp. D. tư pháp, hành pháp, hiến pháp. Câu 4. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Đảm bảo sự lãnh đạo của nhà nước. C. mọi quyền lực thuộc về các cơ quan nhà nước. D. quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền. Câu 5. Nguyên tắc nào khẳng định nhân dân Việt Nam là người lập ra Nhà nước? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Tập trung dân chủ. C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa. Câu 6. Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí xã hội bằng A. Hiến pháp và pháp luật. B. quyền lực của nhà nước. C. cơ cấu tổ chức bộ máy. D. lực lượng quân đội, công an. Câu 7. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tính quyền lực. B. tính giai cấp. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ. Câu 8. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. tính nhân dân. B. tính công bằng. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ. Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính dân chủ. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất. Câu 10. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố A. dân chủ và tập trung. B. dân chủ và đại diện.C. dân chủ và trực tiếp.D. dân chủ và công khai. Câu 11. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ A. trung ương xuống địa phương. B. trung ương xuống cấp tỉnh. C. trung ương xuống cấp huyện. D. trung ương xuống xã, phường. Câu 12. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Chính phủ và Đảng ủy các cấp. C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân các cấp. Câu 13. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do A. nhân dân thành lập. B. nhà nước thành lập.C. Đảng cộng sản thành lập.D. giai cấp công nhân thành lập. Câu 14. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước chịu sự A. kiểm tra, giám sát của nhân dân. B. kiểm tra, giám sát của Đảng. C. kiểm tra, giám sát của Chính phủ. D. kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân. b) Thông hiểu. Câu 1. Ngày 23/5/2021 cử tri cả nước tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp khóa XIV là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất. Câu 2. Khoản 1 điều 8 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” là thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa. B. Tập trung dân chủ và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. C. Pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Tập trung dân chủ và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Câu 3. Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước. Tuy nhiên Chính phủ phải báo cáo công việc trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất. Câu 4. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử, nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nội dụng này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất. Câu 5. Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính pháp quyền. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất. Câu 6. Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án 2014 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính quyền lực. B. Tính pháp quyền. C. Tính thống nhất. D. Tính nhân dân. Câu 7. Quyền lực nhà nước Việt Nam được phân công cho các cơ quan, cá nhân nhất định, không tập trung vào một cơ quan hay một cá nhân duy nhất. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính quyền lực. B. Tính pháp quyền. C. Tính thống nhất. D. Tính nhân dân. c) vận dụng Câu 1. Uỷ ban nhân dân xã X tổ chức họp dân để thảo luận, lấy ý kiến người dân về đề án định canh, định cư. Trong quá trình họp, nhân dân trong xã tích cực thảo luận, tham gia ý kiến và đi đến biểu quyết thống nhất. Nội dung này thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. D. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Câu 2. Ngày 22/03/2022 Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh H ra quyết định bổ nhiệm ông K là chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Y về làm Giám đốc sở tài chính tỉnh H. Việc ông K nhận quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh H và về làm Giám đốc sở tài chính tỉnh H là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất. Câu 3. Anh Y là nhân viên công tác tại sở X, anh Y luôn phục tùng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc sở X giao. Việc anh Y luôn phục tùng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc sở X giao là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính quyền lực. B. Tính pháp quyền. C. Tính thống nhất. D. Tính nhân dân. Câu 4. Bà A kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh D với thời hạn 2 năm. Một lần, anh D có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà A đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận được thông tin trên do chị Y là hàng xóm cung cấp, anh D đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bà A nên bị anh B là con rể của bà A đến trụ sở công ty nơi anh D làm việc để gây rối. Vì việc xô xát giữa anh B và anh D gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả anh B và anh D. Việc lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt cả anh B và anh D là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất. Câu 5. Anh A đến ủy ban nhân dân xã X để liên hệ làm thủ tục đăng ký kết hôn và được cán bộ tiếp dân là anh V nhiệt tình hướng dẫn cho anh A. Việc làm của anh V thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất. Câu 6. Nhân dân xã Y giám sát việc giải quyết khiếu nại của ủy ban nhân dân xã liên quan đến việc đền bù đất chưa thỏa đáng cho người dân là thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Nguyên tắc tập trung dân chủ. Câu 4. Anh A, B, D là nhân viên làm việc cho doanh nghiệp X, sau khi hết giờ làm việc, anh A mời anh B và anh C về nhà mình để uống rượu. Trong lúc anh A, anh B và anh C uống rượu thì hàng xóm của anh A là anh T đến tìm anh A để trao đổi về việc thống nhất thời gian để cùng đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thấy anh T đến thì anh A mời anh T ngồi xuống cùng uống rượu. Anh A nói với anh T mình đi bầu hay không cũng không ảnh hưởng gì, việc thành lập, xây dựng bộ máy nhà nước là trách nhiệm của người có thẩm quyền. Anh C cũng có cùng quan điểm với anh A. Anh B không cùng quan điểm với anh A và anh C và cho rằng nhân dân là người lập ra nhà nước nên việc tham gia bầu cử là quyền và là trách nhiệm của mỗi công dân. Những ai dưới đây hiểu chưa đúng về nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân? A. Anh A anh C. B. Anh A anh T. C. Anh A anh C và anh T. D. Anh A,anh B và anh C. Câu 6. Anh K, anh V, anh E, anh Q cùng công tác tại sở tư pháp H. Trong đó anh K là giám đốc, anh V là phó giám đốc, anh E và anh Q là nhân viên. Trong một lần cùng đi công tác anh E nói với anh Q hiện nay ở nước ta Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Anh Q không đồng tình với quan điểm anh E và cho rằng cơ quan có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là Chính phủ không phải Quốc Hội. Anh K không đồng tình với quan điểm của anh E và cả anh Q, anh K cho rằng không phải Quốc hội hay Chính phủ đều có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Tiếp lời anh K, anh V nói như Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, còn chính phủ không có quyền lập pháp mà có quyền hành pháp. Những ai dưới đây hiểu chưa đúng về tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Anh E và anh Q. B. Anh K và anh V. C. Anh E và anh Q và anh K. D. Anh E và anh Q anh V. Câu 7. Các anh K, H, Y, M là công nhân của công ty X, trên đường đến công ty X làm việc, thấy những tấm áp phích tuyên truyền về nhà nước Việt Nam, anh H nói: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Anh K thì nói nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhưng quyền lực không thuộc về nhân dân mà thuộc về người có chức, có quyền, có địa vị trong xã hội còn những người như mình không có quyền lực gì. Không đồng tình với quan điểm của anh K, anh Y cho rằng: Ngày xưa mình học mình nhớ nước mình do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Anh M cũng đồng tình với quan điểm của anh H nhưng lại cho rằng thực tế nhân dân mình không có quyền làm chủ. Những ai dưới đây hiểu chưa đúng về tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Anh K và anh M. B. Anh H, anh Y và anh M. C. Anh H, anh Y. D. Anh K và anh M và anh Y.
|