Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thiBài 19. ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM. (21 câu) a) Nhận biết Câu 1. Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi A. quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước. B. quyền lực của nhà nước đối với nhân dân. C. quyền lực của giai cấp này với giai cấp khác. D. quyền lực của Đảng đối với toàn dân tộc. Câu 2. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức đóng vai trò cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội là A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân. C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam. D. các tổ chức chính trị - xã hội. Câu 3. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí A. toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. B. cán bộ và công nhân viên chức nhà nước. C. hoạt động của các thành phần kinh tế. D. việc khai thác và bảo vệ tài nguyên. Câu 4. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của A. các đoàn viên và hội viên. B. đội ngũ cán bộ công chức. C. những người dân tộc thiểu số. D. những gia đình chính sách. Câu 5. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. quyền lực cao nhất thuộc về Chủ tịch nước. C. đảm bảo quyền lực của Đảng trong thực tiễn. D. quyền lực cao nhất thuộc về Thủ tướng. Câu 6. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. quyền lực thuộc về Chủ tịch nước. C. đảm bảo quyền lực của Đảng. D. quyền lực thuộc về Thủ tướng. Câu 7. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là A. tập trung dân chủ. B. lấy dân làm gốc. C. đoàn kết dân tộc. D. mở rộng đối ngoại. b) Thông hiểu Câu 1. Đảng cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực nào sau đây? A. Công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. B. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. C. Khai thác khoáng sản và tài nguyên rừng. D. Kí kết hợp tác kinh tế với các quốc gia. Câu 2. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật là nội dung đề cập đến nguyên tắc nào dưới đây? A. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. B. Nguyên tắc tập trung dân chủ. C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Câu 3. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Nội dung này thuộc về nguyên tắc nào dưới đây? A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Câu 4. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam? A. Tính nhất nguyên chính trị. B. Tính đa nguyên chính trị. C. Tính độc tôn về chính trị. D. Tính thống nhất về chính trị. Câu 5. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Nội dung này nói đến đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam? A. Tính nhân dân sâu sắc. B. Tính nhất nguyên chính trị. C. Tính đoàn kết dân tộc. D. Tính thống nhất về chính trị. c) Vận dụng Câu 1. Việc xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, bởi tuyến đường này giống như “con đường thống nhất Bắc – Nam” thời kỳ mới, có ý nghĩa kết nối các vùng miền, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội. Đây được xem là vấn đề quan trọng của đất nước đã được Quốc hội thông qua. Trong trường hợp này, Quốc hội đã thực hiện nguyên tắc nào để thông qua dự án đường cao tốc Bắc - Nam? A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Chủ tịch Quốc hội quyết định. C. Dựa vào nghị quyết của Đảng. D. Trưng cầu ý kiến của nhân dân. Câu 2. Hai bạn H và K trao đổi với nhau về một số nội dung liên qua đến hệ thống chính trị ở nước ta. Bạn H cho rằng ngoài Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì còn có Đảng Cộng sản Việt Nam. Bạn K tiếp lời, còn có cả Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác như Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vậy trong tình huống này bạn H và bạn K đang trao đổi về vấn đề gì? A. Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam. B. Tổ chức bộ máy của nhà nước ta. C. Những cơ quan cao nhất của nhà nước. D. Hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam. Câu 3. Từ khi xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, đường hành lang ven biển phía Nam (hay còn gọi là đường Xuyên Á – Quốc lộ 22) đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong khu vực. Thế nhưng, do thiếu các biển báo nên tình hình trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Ông A là chủ tịch xã B ngay lập tức đưa ra quyết định buộc lực lượng chức năng có liên quan phải cắm ngay biển báo trên tuyến quốc lộ dọc theo địa phận của xã mình mà không cần họp bàn với các cá nhân, tổ chức có liên quan. Việc làm của ông A đã vi phạm nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. C. Quyền lực thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. |