Phát triển ở cơ thể sinh vật là quá trình biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể nào dưới đâyGiúp tui với Câu 2: (NB) Phát triển ở cơ thể sinh vật là quá trình biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm A. thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lý. B. gia tăng kích thước và khối lượng của cơ thể sinh vật. C. tăng khối lượng và tuổi của cơ thể. D. tăng thể tích và khối lượng của cơ thể. Câu 3 (NB) Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật có hoa? A. ra hoa. B. tạo hạt. C. tăng kích thước ở thân. D. rụng lá, hoa. Câu 4: (NB) Sinh trưởng và phát triển là hai mặt trong quá trình sống ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào? A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng. B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển. C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau. D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau. Câu 5: (NB) Vòng đời hay chu kì sống của sinh vật là A. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản, rồi chết. B. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành. C. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cá thể mới. D. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, sinh trưởng và phát triển thành cơ thể trưởng thành. Câu 6: (NB) Tuổi thọ của sinh vật dùng để chỉ thời gian A. sinh trưởng của sinh vật. B. trưởng thành của sinh vật. C. tuổi già của sinh vật. D. sinh tồn của sinh vật. Câu 7: ( TH) Các dấu hiệu không thuộc đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là A. tăng khối lượng và kích thước tế bào. B. tăng số lượng cá thể. C. phân hoá tế bào và phát sinh hình thái. D. chức năng sinh lí, điều hoà. Câu 8: (TH) Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển? A. Ếch có kích thước lớn hơn nòng nọc. B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống. C. Nòng nọc có vây bơi để bơi dưới nước. D. Từ nòng nọc sống Ở nước biến đổi thành ếch sống trên cạn. Câu 9: (TH) Trình tự đúng về các giai đoạn trong vòng đời của bướm là A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành. B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành. C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng. D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng. Câu 10: (TH) Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà? A. Con gà đi kiếm ăn bằng cách bắt sâu và bới tìm giun. B. Quả trứng nở ra con gà, con gà con lớn lên thành gà trống trưởng thành. C. Con gà mái mẹ không biết gáy. D. Con gà con mới nở đi theo con gà mái mẹ kiếm ăn. Câu 11: (VD Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây ra hoa, lá là sự phát triển của cơ thể thực vật. II. Con gà tăng khối lượng từ 0,5 kg đến 2 kg là sự sinh trưởng của động vật. III. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển. IV. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: (VD) Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ? I. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ, sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. II. Môi trường sống trong sạch. III. Yếu tố di truyền. IV. chế độ ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: (VDC) Ý nào sau đây không phải là ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn? A. Tưới đủ nước, giữ đủ độ ẩm của đất để hạt cây nảy mầm. Cung cấp đủ phân, nước, ánh sáng để cây non lớn nhanh, tạo nhiều cành, lá. B. Khi trồng lúa nước, ở giai đoạn mạ cần tưới đủ nước, giai đoạn làm đòng cần tưới nhiều nước để tạo hạt, giai đoạn lúa chín vàng cần tháo cạn nước trong ruộng. C. Sử dụng thiên địch để diệt côn trùng đem lại hiệu quả kinh tế mà chi phí thấp. D. Sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật để diệt sâu bướm nhanh chóng, hiệu quả cao. |