Đề trắc nghiệm Lịch sử 10giải được nhiêu giải , giải đúng giúp tớ vs nhé , chiều tớ thi rồi Câu 16. Từ thế kỉ XI - XV, văn minh Đại Việt A. phát triển mạnh mẽ và toàn diện. B. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu. C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây. D. bước đầu được định hình. Câu 17. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du là A. Chinh phụ ngâm. B. Lục Vân Tiên. C. Truyện Kiều. D. Quốc âm thi tập. Câu 18. Nền văn minh Chămpa được phát triển dựa trên cơ sở A. văn hóa Đồng Nai. B. văn hóa Sa Huỳnh. C. văn hóa Óc Eo. D. văn hóa Đông Sơn. Câu 19. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh A. Trống đồng. B. Sa Huỳnh. C. Phù Nam. D. sông Hồng. Câu 20. Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc? A. Xây dựng bộ máy quân chủ chuyên chế đạt trình độ cao. B. Bộ máy nhà nước đảm bảo thực hiện quyền dân chủ. C. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền. D. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền. Câu 21. Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào? A. Dân tộc và thân dân. B. Bình đẳng và văn minh. C. Dân chủ và bình đẳng. D. Dân tộc và dân chủ. Câu 22. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. B. Khu vực Nam Bộ ngày nay. C. Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Khu vực Trung Bộ ngày nay. Câu 23. Ở Việt Nam, dân tộc thiểu số nào thường tổ chức các lễ hội liên quan đến chùa chiền? A. Người Khơ-me. B. Người Kinh. C. Người Mường. D. Người Chăm. Câu 24. Nhận xét nào sau là đúng về vai trò của nền văn minh Chăm-pa đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới. B. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam. C. Là cội nguồn của nền văn minh tiếp theo của dân tộc. D. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc. Câu 25. Thời kì phát triển của nền văn minh Đại Việt chấm dứt khi A. nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). B. thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam. C. vua Bảo Đại thoái vị (1945), chế độ quân chủ ở Việt Nam sụp đổ. D. nhà Minh xâm lược và thiết lập ách cai trị, đô hộ ở Đại Ngu. Câu 26. So với dân tộc Kinh, điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số là gì? A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên. B. Trang phục chủ yếu là áo và quần (hoặc váy). C. Trang phục có sự thay đổi theo mùa. D. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ. Câu 27. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. thủ công nghiệp. B. săn bắn, hái lượm. C. thương nghiệp. D. nông nghiệp lúa nước. Câu 28. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở vùng cao (Việt Nam) có đặc điểm nổi bật nào sau đây? A. Phát triển nuôi trồng thủy – hải sản. B. Phải thường xuyên thau chua rửa mặn. C. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Lúa nước được trồng ở ruộng bậc thang. |