Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiL PHẢN ĐỘC HIỆU: (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Có đến năm sáu năm nay. Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng nước làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chẳng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lê quê kịch. Tâm chỉ đọc thoảng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn. Tàm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa. Hoặc có nghĩ đến, chỉ để lại tự chế giễu mình, khi còn nhỏ, đã có cái đời ở thôn quê là giản dị và sung sướng. Chàng mơ màng yêu một cô thôn nữ và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bạch dưới một túp lều tranh. Cái mộng ấy, bây giờ làm chàng khi nghĩ đến Hum cưới Không còn một cải liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ và lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bản phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế. Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường rãi đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học. Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngừng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở v đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đứa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay giây bù vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm t phụ vì mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy. Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy? (Trích Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn họ Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 3. Theo đoạn trích, lý do gì khiến nhân vật Tâm đã năm, sáu năm không về thăm quê, không có gì ràng buộc với quê nhà? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: " Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng". Câu 5. Thông qua đoạn trích trên em thấy nhân vật Tâm là người như thế nào? Câu 6. Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích trên. Câu 7. Em có đồng tình với suy nghĩ của nhân vật Tâm khi tin rằng đã làm đủ bổn phận của người khi mỗi tháng gửi về giúp mẹ một số tiền không? Vì sao? |