b) Về thăm mẹ là bài thơ hay của nhà thơ Đinh Nam Khương. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự: tảo tần; chắt chiu; lam lũ và tình yêu; sự chăm chút mà mẹ dành cho mình. Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, trong đó, em tâm đắc với biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa. Cái nón ấy, khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (“nón mê xưa đứng”), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (“nay ngồi dầm mưa”). Hành động đứng, ngồi dầm mưa trong phép hoán dụ đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê hiện ra như bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa nắng mưa của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ. Chưa hết, bài thơ kết lại bằng một khổ thơ thật đặc biệt, chỉ có hai dòng. Dấu ba chấm ở cuối câu thơ lục: “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” như khoảng lặng dưng dưng không nói thành lời, đang dâng lên trong lòng con. Sự xúc động, tình yêu thương, biết bao điều con đang nghĩ về mẹ,…, tất cả mở ra mênh mang, không lời sau dòng thơ đó.
Những chỗ sai | Cách sửa |
- Ví dụ: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự: tảo tần; chắt chiu; lam lũ và tình yêu; sự chăm chút mà mẹ dành cho mình. (Dùng dấu hai chấm và dấu chấm phẩy không đúng) - ……………………………………… ……………………………………….. - ……………………………………… ………………………………………... - …………………………………… ………………………………………... | - Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, rưng rưng, xúc động trước sự tảo tần, chắt chiu, lam lũ và tình yêu, sự chăm chút mà mẹ dành cho mình. (Bỏ dấu hai chấm và thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy) - ……………………………………… ……………………………………….. - ……………………………………… ………………………………………... - ……………………………………… ………………………………………... |