Đọc đoạn tư liệu sau đây, trong mỗi ý A, B, C, D, học sinh chọn đúng hoặc sai.
“Tới năm 1922, trên lãnh thổ của nước Nga trước đây đã tồn tại sáu nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa: Nga, U-crai-na, Bê-la-rút, A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và Gru-di-a. Đặc điểm nổi bật giữa các nước cộng hoà này là sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hoá và chính trị. Lúc này, những vùng công nghiệp còn như “những hòn đảo nhỏ” trong “đại dương” nông nghiệp to lớn. Các nước cộng hoà vùng Trung Á, Bắc Cáp-ca-dơ, Xi-bi-a ... vẫn trong tình trạng hết sức lạc hậu về kinh tế và văn hoá, thậm chí có nơi còn tồn tại những tàn tích của quan hệ phong kiến – gia trưởng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước Cộng hoà Xô viết. Nhưng sự bình đẳng ấy chỉ thật sự vững chắc khi dựa trên cơ sở bình đẳng về kinh tế và văn hoá – tức là sự phát triển không ngừng về kinh tế và văn hoá của các dân tộc”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.45 – 46)
A. Nhà nước Xô viết Nga quyết định đổi tên là Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922.