Cơ thể cua được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng chitin, nhờ lớp vỏ thấm calcium và vôi hóa làm cho vỏ rất cứng cáp. Phần bụng của cua tiêu giảm, dẹp và mỏng gập vào mặt bụng của mai (gọi là giáp đầu ngực). Cua bò ngang, thích nghi lối sống ở hang hốc. Trước khi lột xác, một con cua thường hấp thụ lượng calcium từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ.
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Làm sao để phân biệt được cua đực và cua cái?
b. Giải thích vì sao cua nói riêng và lớp giác xác nói chung lại có quá trình lột xác định kì?