Cơ thể cua được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng chitin, nhờ lớp vỏ thấm calcium và vôi hóa làm cho vỏ rất cứng cáp. Phần bụng của cua tiêu giảm, dẹp và mỏng gập vào mặt bụng của mai (gọi là giáp đầu ngực). Cua bò ngang, thích nghi lối sống ở hang hốc. Trước khi lột xác, một con cua thường hấp thụ lượng calcium từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ.
Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Làm sao để phân biệt được cua đực và cua cái?
b. Giải thích vì sao cua nói riêng và lớp giác xác nói chung lại có quá trình lột xác định kì?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đặc điểm để phân biệt cua đực và cua cái: Phần bụng gập vào của cua đực nhỏ và nhọn hơn cua cái.
b. Do lớp giáp cứng và cố định, cơ thể cua lớn lên bên trong chật chội nên cần phải thoát khỏi lớp vỏ cũ và hình thành lớp vỏ mới.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |