II/ BÀI TẬP:
Câu 1: Cho công thức hóa học của 1 số oxit sau
Na, Cu, K2O, Al2O3, FeO, CaO, P2O5, SO2, MgO, N2O5, SO3, Fe2O3,CO2, Ba, Mg.
a/ Chất nào là oxit bazơ? Gọi tên. Lập công thức các bazơ tương ứng với các oxit đó? Gọi tên các bazơ.
b/ Chất nào là oxit axit ? Gọi tên ? Lập công thức các axit tương ứng với các oxit đó ? Gọi tên các axit .
c/ Chất nào tác dụng được với nước ? Viết phương trình phản ứng. Sản phẩm tạo thành làm thay đổi giấy màu quỳ tím như thế nào ?
Câu 2 : Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau :
a/ CuCl2, HNO3, NaOH .
b/ Natri hiđroxit, axit clohiric, Kali Clorua.
Câu 4 : Cho các chất sau : Mg(OH)2, FeCl3, KCl, SO2, H2S, Na2SO3, KNO2, MgSO4, H2SO4, SO3, NAHCO3, K2HPO4, KH2PO4.Gọi tên và phân loại các chất trên .
Câu 5: Viết CTHH của các chất có tên gọi sau : Nhôm hiđrôxit, natri hiđrôcacbonat, kẽm sunfat, axit cacbonic, canxi đirophotphat, axit bromhiđric, axit nitric, đồng ( II) hiđrôxit .
Câu 6: a/ ở 20 độ C, hoàn tan 80 g KNO3 vào 190 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà.
Vậy độ tan của KNO3 ở 20 độ C là bao nhiêu ?
b/ Độ tan của NaCl ở 20 độ C là 35, 9 gam . Hỏi có bao nhiêu gam NaCl trong 200 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 20 độ C