Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p2. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn làNguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p2. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. số thứ tự 6, chu kì 3, nhóm VIA. B. số thứ tự 6, chu kì 2, nhóm IVA. C. số thứ tự 8, chu kì 2, nhóm IIA. D. số thứ tự 6, chu kì 3, nhóm IVA. Câu 15. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA. B. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA. C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA. D. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA. Câu 16. Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur? A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron. C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kỳ 3. D. Sufur nằm ở nhóm VIA HIỂU Câu 17. X là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vỏ trái đất, X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X: (1) X có 26 neutron trong hạt nhân. (2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử. (3) X có điện tích hạt nhân là + 26. (4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18. Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là A. 23,978. B. 66,133.10-51. C. 24,000. D. 23,985.10-3. Câu 19. Thông tin nào sau đây không đúng? A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu. B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu. D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân. Câu 20. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron. C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Câu 21. Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6. B. 18. C. 14. D. 10. Câu 22. Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng? A. 1s. B. 2p. C. 3s. D. 2f. Câu 23. Ở lớp n = 3, số electron tối đa là A. 9. B. 18. C. 6. D. 3. Câu 24. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 12. B. 13. C. 11. D. 14. Câu 25. Cho các kí hiệu nguyên tử sau: và , nhận xét nào sau đây không đúng? A. Cả hai là đồng vị của nguyên tố uranium. B. Mỗi nguyên tử đều có 92 neutron. C. Hai nguyên tử có cùng số electron. D. Hai nguyên tử có số khối khác nhau. Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron. C. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số neutron. D. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. Câu 27. Trong tự nhiên, bromine có hai đồng vị bền là chiếm 50,69% số nguyên tử và chiếm 49,31% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của bromine là A. 80,00. B. 80,112. C. 80,986. D. 79,986. Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố Z có tổng số hạt proton, neutron và electron là 21. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7. Vị trí của Z trong bảng tuần hoàn là A. số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA. B. số thứ tự 7, chu kì 2, nhóm VA. C. số thứ tự 14, chu kì 2, nhóm IVA. D. số thứ tự 7, chu kì 2, nhóm VIIA. Câu 29: Số electron tối đa trong phân lớp p là A. 2. B. 6. C. 10. D. 14. Câu 30: Đặc điểm của electron là A. mang điện tích âm và có khối lượng. B. mang điện tích dương và có khối lượng. C. không mang điện và có khối lượng. D. mang điện tích âm và không có khối lượng. Câu 31: Nguyên tử nguyên tố O có 8 proton, 9 neutron và 8 electron. Điện tích hạt nhân nguyên tử O là A. +9. B. +8. C. -9. D. -8. Câu 32: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những A. phân tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron. B. phân tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số electron. C. nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số electron. D. nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron. Câu 33: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng A. số đơn vị điện tích hạt nhân. B. khối lượng. C. số khối. D. số neutron. Câu 34: Trong tự nhiên, bromine có hai đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của bromine là 79,89. Tỉ lệ % số nguyên tử của đồng vị là A. 55,50%. B. 54,00%. C. 46,00%. D. 44,50%. Câu 35: Cho 3 nguyên tử: ; ; . Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố? A. X, Y. B. X, Z. C. Y, Z. D. X, Y, Z. Câu 36: Phổ khối hay phổ khối lượng chủ yếu được sử dụng để xác định nguyên tử khối, phân tử khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của nguyên tố. Ngày nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau với các ứng dụng chính như: xác định khối lượng tương đối, nhận dạng, định danh, nghiên cứu đồng vị,… Trong phổ khối lượng của mẫu chất chứa neon (Ne) xuất hiện ba tín hiệu m/z bằng 20, 21 và 22 ứng với , và . Nguyên tử khối trung bình của neon bằng bao nhiêu? (m là khối lượng, z là số đơn vị điện tích của ion. Đối với phổ khối lượng của neon (z = 1), do đó m/z có giá trị bằng khối lượng nguyên tử) A. 21,91. B. 20,19. C. 21,19. D. 20,91. Câu 37: Số proton, neutron và số khối của nguyên tử lần lượt là A. 11, 12, 11. B. 13, 14, 11. C. 13, 14, 27. D. 15, 16, 31. Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron và có 8 electron lớp ngoài cùng, vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 11. B. 12. C. 14. D. 18. Câu 39: Dãy gồm các phân lớp xếp theo thứ tự mức năng lượng tăng dần là A. 3s, 3p, 4s, 3d. B. 3s, 3p, 3d, 4s. C. 3s, 4s, 3p, 3d. D. 3p, 3s, 3d, 4s. Câu 40: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau X: 1s22s22p63s2. Y: 1s22s22p63s1. Z: 1s22s22p6. T: 1s22s22p6. Số nguyên tố kim loại là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4 |