Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học nào?
Câu 14. Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học nào?
A. Tâm lí học, Chính trị học, Triết học; Nhân học, Cổ sinh vật học,…
B. Thiên văn học, Địa lí tự nhiên; Sinh học; Vật lí học; Tin học,…
C. Địa chất học; Cổ sinh vật học; Dân tộc học; Vật lí lượng tử,…
D. Khảo cổ học, Địa lí học, Văn hóa, Tôn giáo học, Kiến trúc, Nghệ thuật,…
Câu 15. Địa lí tự nhiên cung cấp dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về
A. lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình, khí hậu…
B. quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.
C. sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.
D. nguồn gốc nhân chủng, đặc điểm hình thể của các tộc người.
Câu 16. Thiên văn học cung cấp những tri thức cơ bản để các nhà sử học khám phá về
A. lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình, khí hậu…
B. quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.
C. sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.
D. nguồn gốc nhân chủng, đặc điểm hình thể của các tộc người.
Câu 17. Để tìm hiểu về về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử, các nhà sử học cần dựa vào tri thức của ngành khoa học nào dưới đây?
A. Địa lí nhân văn.
B. Toán học.
C. Thiên văn học.
D. Sinh học.