Kim Huệ | Chat Online
07/10 10:10:57

Số bình quân cộng giản đơn là trường hợp đặc biệt của số bình quân cộng gia quyền khi……….bằng nhau. Chỉ tiêu được tính bằng cách cộng lượng biến của tất cả các đơn vị sau đó đem chia cho số đơn vị tổng thể là


Bài tập trắc nghiệm môn nguyên lý thống kê 3

Câu 1. Số bình quân cộng giản đơn là trường hợp đặc biệt của số bình quân cộng gia quyền khi……….bằng nhau

  • A. Lượng biến
  • B. Tần số
  • C. Tổng mức lượng biến
  • D. Cả a, b, c đều sai

     
 

Câu 2. Chỉ tiêu được tính bằng cách cộng lượng biến của tất cả các đơn vị sau đó đem chia cho số đơn vị tổng thể là:

  • A. số bình quân cộng
  • B. số bình quân điều hòa
  • C. số bình quân nhân
  • D. cả a và b đều đúng

     
 

Câu 3. Theo thống kê về tình hình tiêu thụ hàng hoá A tại các thị trường như sau:

 

Thị trường                                               X                          Y                                Z

Giá đơn vị hàng hoá (1000đ/sp)              80                     87                               90

Tỷ trọng doanh thu(%)                              20                     35                               45

 Giá bán trung bình 1 sp của hàng hóa A chung cho các thị trường là
 

  • A. 86,78ngd/sp
  • B. 86,95ngd/sp
  • C. 86,62ngd/sp
  • D. khác
     
 

Câu 4. Có tài liệu sau:

Tên HTX                             A                                    B                               C

Năng suất(tạ/ha)               30                                       36                               38

Sản lượng (tạ)                  6000                                  5400                               7600

Vậy, Năng suất lúa bình quân 1ha tính chung cho 3 HTX là:
 

  • A. 34,9 ta/ha
  • B. 34,5ta/ha
  • C. 35,2ta/ha
  • D. khác



 

 

Câu 5. Số bình quân nhân được sử dụng khi:

  • A. Các lượng biến có mối quan hệ tổng số
  • B. Các lượng biến có mối quan hệ tích số
  • C. Các lượng biến có mối quan hệ thương số
  • D. Cả a, b, c đều đúng

     
 

Câu 6. Lượng biến có số lần lặp lại lớn nhất trong tổng thể gọi là:

  • A. Số mod
  • B. Số med
  • C. Số bình quân
  • D. Phương sai

     
 

Câu 7. Sự chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu trong tổng thể gọi là:

  • A. Độ lệch tuyệt đối bình quân
  • B. Độ lệch chuẩn
  • C. Khoảng biến thiên
  • D. Hệ số biến thiên


 

 

Câu 8. Số bình quân điều hòa giống số bình quân cộng về:

  • A. Nội dung
  • B. Tài liệu thu thập được
  • C. Cả a và b đều đúng

     
 

Câu 9. Theo thống kê về tình hình tiêu thụ hàng hoá A tại các thị trường như sau:

 

Thị trường                                                X                       Y                         Z

Giá đơn vị hàng hoá (1000đ/sp)           80                     87                       90

Sản lượng tiêu thụ(sp)                           400                 350                     550

Mod về giá bán đơn vị là:

  • A. 87
  • B. 550
  • C. 90
  • D. khác



 

 

Câu 10. Số bình quân cộng của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng biến với số bình quân cộng của các lượng biến đó gọi là

  • A. Độ lệch tuyệt đối bình quân
  • B. Độ lệch chuẩn
  • C. Khoảng biến thiên
  • D. Hệ số biến thiên

     
 

Câu 11. Trong năm 2009, doanh nghiệp A giao cho 2 phân xưởng cùng sử dụng khối lượng nguyên vật liệu B như nhau để sản xuất thử 1 loại sản phẩm mới. Tình hình tiêu hao nguyên vật liệu B sản xuất 1 đơn vị sản phẩm của phân xưởng số 1 là 125 Kg, của phân xưởng 2 là 128 Kg. Vậy, mức tiêu hao nguyên liệu B bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm chung cả 2 phân xưởng là:

  • A. 126,58kg/sp
  • B. 126,5kg/sp
  • C. 127,3kg/sp
  • D. khác

     
 

Câu 12. Theo thống kê về tình hình tiêu thụ hàng hoá A tại các thị trường như sau:

 

 

Thị trường                                                  X                         Y                    Z

Giá đơn vị hàng hoá (1000đ/sp)               80                     87                       90

Sản lượng tiêu thụ(sp)                           400                 350                     950

Med về giá bán đơn vị là:

 

  • A. 87
  • B. 350
  • C. 90
  • D. khác

     
 

Câu 13. Tại một của hàng lương thực bán 3 loại gạo A, B, C. Trong kỳ cửa hàng thu về tiền bán 3 loại gạo như nhau. Giá bán 1 Kg gạo từng loại như sau: Loại A 9000 đồng, loại B 11000 đồng, loại C 14000 đồng. Vậy, giá bán bình quân 1 Kg gạo chung cho cả 3 loại gạo bán ra là:
 

  • A. 11333,3d/kg
  • B. 12030,4d/kg
  • C. 10972,9d/kg
  • D. khác



 

 

Câu 14. Chỉ tiêu đo lường khuynh hướng tập trung đó là:

  • A. Số trung bình
  • B. Số mod
  • C. Số med
  • D. Cả a,b, c đều đúng



 

 

Câu 15. Một nhóm công nhân gồm 3 người cùng sản xuất 1 loại sản phẩm trong thời gian như nhau. Thời gian hao phí để sản xuất một sản phẩm A của công nhân thứ nhất là 12 phút, của người thứ 2 là 15 phút và của người thứ 3 là 20 phút. Vậy, thời gian hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm A tính chung cho cả 3 công nhân là:
 

  • A. 15,66p/sp
  • B. 15p/sp
  • C. 15,8p/sp
  • D. khác

 

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn