Tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người là khái niệm:Câu 1. Tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người là khái niệm: A. Lịch sử. B. Hiện thực lịch sử. C. Nhận thức lịc sử. D. Khoa học lịch sử. Câu 2. Đâu không phải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Sử học: A. Khách quan. B. Trung thực. C. Nhân văn, tiến bộ. D. Chủ quan. Câu 3. Một trong những lí do cần khám phá lịch sử suốt đời là giúp mỗi người A. bắt kịp những công nghệ mới. B. làm giàu trí thức cho bản thân. C. hoàn thiện năng lực thẩm mĩ. D. hoàn thiện năng lực tính toán. Câu 4 Các di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam là một thế mạnh để phát triển: A. chế biến nông sản. B. nông nghiệp bền vững C. du lịch D. Lâm nghiệp Câu 5: Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân cổ A. Ấn Độ. B. Lưỡng Hà. C. Trung Quốc. D. Hy Lạp – La Mã. Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần thiết phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời? A. Tri thức lịch sử có sự biến đổi và phát triển không ngừng. B. Nhiều sự kiện lịch sử trong quá khứ chưa được làm sáng tỏ. C. Nhu cầu đúc rút kinh nghiệm quá khứ cho cuộc sống hiện tại. D. Học tập lịch sử là cách duy nhất để hội nhập quốc tế thành công. Câu 7. Học tập và tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới trên lĩnh vực nào sau đây? A. Công nghệ thông tin. B. Chế biến thủy sản. C. Công nghiệp văn hóa. D. Xuất khẩu dầu mỏ. Câu 8: Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế? A. Nghe kể những câu chuyện lịch sử. B. Tham quan các khu tưởng niệm. C. Tham quan các di tích lịch sử. D. Tham quan các bảo tàng lịch sử. Câu 9. Ngành khoa học nào sau đây góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể: A. sinh vật học B. Sử học C. y học D. giải phẫu học Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống? A. Góp phần hình thành lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. B. Giúp những người hiểu về lịch sử đều trở thành nhà sử học. C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của mọi ngành khoa học. D. Giúp giải quyết được mọi mâu thuẫn trong xã hội. Câu 11: Để biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai con người phải tìm hiểu về A. lịch sử. B. quá khứ. C. nguồn cội. D. hiện tại. Câu 12. Vì sao các nền văn minh ở phương Đông ra đời sớm, khoảng nửa sau thiên niên kỉ thứ IV TCN? A. Vì phương Đông là nơi phát sinh nguồn gốc loài người. B. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp trồng cây lúa nước. C. Có đường bờ biển dài, thuận lợi để buôn bán đường biển phát triển. D. đất đai màu mở, phì nhiêu, thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Câu 13. Nền văn minh Trung Hoa được xây dựng đầu tiên ở lưu vực sông A. Trường Giang. B. Hằng. C. Hoàng Hà. D. Ấn. Câu 14. Hoạt động kinh tế cơ bản của Ai Cập vào thời cổ đại là ngành nào? A. Thương nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Đánh bắt cá. Câu 15. Quốc gia khởi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII là A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Pháp. |