Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệmĐỀ ÔN TẬP BÀI 3-4 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1: Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệm A sản xuất. B. phân phối. C. tiêu dùng. D. trao đổi. Câu 2: Quá trình con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm hoạt động A. tiêu dung. B. phân phối. C. sản xuất. D. trao đổi. Câu 3: Quá trình con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là biểu hiện của hoạt động A. tiêu dùng. B. lao động. C. sản xuất. D. phân phối. Câu 4: Chủ thể sản xuất là những người A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ Câu 5: Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. Chủ thể nhà nước. B. Nhà đầu tư chứng khoán. C. Chủ thể doang nghiệp. D. Chủ thể trung gian. Câu 6: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể Nhà nước. D. Người sản xuất kinh doanh Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân được gọi là A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể nhà nước. D. chủ thể sản xuất. Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng về thị trường? A. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi, mua bán. B. Thị trường là nơi người bán và người mua tiếp xúc với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. C. Thị trường là nơi người này tiếp xúc với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm, cùng xác định giá và số lượng trao đổi. D. Thị trường là nơi người bán muốn tối đa hoá lợi nhuận, người mua muốn tối đa hoá sự thoả mãn thu được từ sản phẩm họ mua. Câu 9: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên vai trò của đối tượng giao dịch, mua bán A. Thị trường gạo, cà phê, thép. B. Thị trường tiêu dùng, lao động. C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường trong nước và quốc tế. Câu 10: Thị trường giúp người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận là thể hiện chức năng nào sau đây? A. Thước đo giá trị. B. Cung cấp thông tin. C. Xóa bỏ cạnh tranh D. Công cụ thanh toán. Câu 11: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là A. phân phối sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. giá cả hàng hoá. D. giá trị sử dụng Câu 12: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là A. thị trường. B. cơ chế thị trường. C. kinh tế thị trường. D. giá cả thị trường. Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là sai về chức năng của giá cả thị trường? A. Là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. B. Là công cụ để thực hiện xoá đói giảm nghèo. C. Là căn cứ để người tiêu dùng điều tiết tiêu dùng. D. Là căn cứ để người sản xuất kinh doanh thu hẹp sản xuất. Câu 14: Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Phân phối. D. Trao đổi. Câu 15: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động A. sản xuất. B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 16: Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người A. lao động. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 17: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý? A. chủ thể nhà nước. B. chủ thể tiêu dùng. C. chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian. Câu 18: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng? A. Chủ thể trung gian B. Doanh nghiệp Nhà nước C. Các điểm bán hàng D. Chủ thể sản xuất Câu 19: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là chủ thể trung gian? A. Kho bạc nhà nước các cấp. B. Nhà máy sản xuất phân bón. C. Trung tâm môi giới việc làm. D. Ngân hàng chính sách xã hội. Câu 20: Phát biểu nào dưới đây là sai khi phân chia thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán? A. Theo đối tượng giao dịch có thị trường lúa gạo, dầu mỏ, tiền tệ. B. Theo đối tượng giao dịch có thị trường chứng khoán, bất động sản. C. Theo đối tượng giao dịch có thị trường tư liệu tiêu dùng, khoa học công nghệ D. Theo đối tượng giao dịch có thị trường sắt, thép, nhôm. Câu 21: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên đối tượng giao dịch, mua bán? A. Thị trường gạo, cà phê, thép. B. Thị trường tiêu dùng, lao động. C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường trong nước và quốc tế. Câu 22: Việc phân chia các loại thị trường như thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ là căn cứ vào A. vai trò sản phẩm. B. tính chất vận hành. C. phạm vi không gian. D. đối tượng giao dịch, mua bán. Câu 23: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là A. giá trị sử dụng B. tiêu dùng sản phẩm. C. phân phối sản phẩm. D. giá cả hàng hoá. Câu 24: Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc điều tiết của cơ chế thị trường được ví như A. thượng đế B. mệnh lệnh. C. ý niệm tuyệt đối. D. bàn tay vô hình. Câu 25: Nhận định nào dưới đây không nói về nhược điểm của cơ chế thị trường. A. Có thể gây ra tình trạng Nhà nước bị thất thu thuế. B. Là công cụ duy nhất quản lý vĩ mô nền kinh tế. C. Tiềm ẩn rủi ro làm cho nền kinh tế mất cân đối. D. Có thể gây ra tình trạng người sản xuất bị thua lỗ. Câu 26. Hoạt động nào dưới đây đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi. C. Hoạt động tiêu dùng. D. Hoạt động sản xuất. Câu 27. Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất? A. Đi du lịch. B. Chơi thể thao. C. Làm từ thiện. D. May quần áo. Câu 28. Những người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của bản thân là chủ thể nào dưới đây? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Phân phối. D. Trao đổi. Câu 29. Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể sản xuất? A. Các tổ chức khoa học và công nghệ C. Các tổ chức phi chính phủ. C. Hợp tác xã. D. Hộ gia đình. Câu 30. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thị trường. B. Thị sát. C. Thị thực. D. Thị thành. Câu 31. Hãng hàng không J thường xuyên chậm giờ bay, hoặc hoãn chuyến, đồng thời các dịch vụ trên khoang bay còn kém chất lượng. Tuy nhiên, vì giá vé rẻ hơn nhiều so với các hãng hàng không khác, nên người dân vẫn lựa chọn mua vé và sử dụng dịch vụ của hãng J. Trong trường hợp này, thị trường đang thực hiện chức nang nào dưới đây? A. Chức năng thừa nhận. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng định hướng. D. Chức năng điều khiển. Câu 32. Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng nào sau đây? A. Cung cấp kiến thức. C. Phương tiện lưu thông. C. Cung cấp thông tin. D. Phương tiện thanh toán. Câu 33. Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường? A. Thương nhân giảm giá thực phẩm do ảnh hưởng của bão Yagi. B. Cửa hàng thuốc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý. C. Chủ cửa hàng tăng giá bán rau do mưa lũ làm thiệt hại nhiều hoa màu. D. Cửa hàng xăng tăng giá do giá nhập khẩu xăng tăng cao. Câu 34. Vấn đề biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh trong việc thu hút người tiêu dùng chọn lối sống xanh đã thôi thúc ngành sản xuất thay đổi. Zara cam kết đến năm 2025 chỉ sử dụng bông, vải lanh và polyester hữu cơ hoặc tái chế để làm quần áo, hạn chế sản xuất gây tác hại đến môi trường…. Trong trường hợp này, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng? A. Chức năng thừa nhận. C. Chức năng thông tin. C. Chức năng định hướng. D. Chức năng điều khiển. Câu 35. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của A. các quy luật tự nhiên. C. các quy luật tư duy. C. các quy luật xã hội. D. các quy luật kinh tế. Câu 36. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của giá cả? A. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế. B. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng. C. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. D. Giá cả điều tiết mối quan hệ cung cầu. Câu 37. Giá cả thị trường chịu không chịu tác động của yếu tố nào dưới đây? A. Quy luật giá trị. C. Niềm tin tôn giáo. C. Thị hiếu người tiêu dùng. D. Quan hệ cung cầu hàng hóa. Câu 38. Gia đình ông H sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, khi hàng mỹ nghệ giá rẻ của TQ tràn ngập vào thị trường trong nước với nhiều mẫu mã đa dạng, dù chất lượng không cao thì việc kinh doanh của gia đình ông H gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tiêu thu chậm. Nhiều thành viên trong gia đình đã khuyên ông nên đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại để tăng sức cạnh tranh với hàng TQ, song ông H không nghe. Vì vậy, sau 3 năm làm ăn thua lỗ, ông H phải giải thể xưởng sản xuất với khoản lỗ nhiều tỷ đồng. Ông H đã không vận dụng chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Điều tiết sản xuất. C. Cung cấp thông tin. C. Cải tiến kỹ thuật. D. Phân phối tài nguyên. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi Doanh nghiệp Z sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch, doanh nghiệp này đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc và dây chuyền hiện đại, nhờ vậy sản phẩm của doanh nghiệp khi đem ra thị trường được người tiêu dùng đón nhận, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, lợi nhuận của công ty cao hơn 20% so với trước. Hàng năm doanh nghiệp luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước cũng như chế độ chính sách đối với người lao động. Căn cứ vào đề xuất của Ban chấp hành công đoàn, giám đốc doanh nghiệp đã quyết định tăng lương cho người lao động, từ đó đã giúp người lao động yên tâm sản xuất và gắn bó với công ty. Câu 1: Hoạt động nào dưới đây thể hiện vai trò của chủ thể sản xuất trong thông tin trên? A. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. B. Tăng lương cho người lao động. C. Lợi nhuận công ty tăng 20%. D. Tạo ra các sản phẩm sạch Câu 2: Trong thông tin trên, chức năng thừa nhận của thị trường được thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Chú trọng đầu tư các máy móc hiện đại. B. Hàng hóa được người tiêu dùng đón nhận. C. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. D. Tăng lương và chế độ phúc lợi cho nhân viên Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi Trên mảnh đất của gia đình, anh H đã thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao. Anh bỏ tiền đầu tư ao, máy móc, thiết bị, tôm giống, thức ăn,... và thuê nhân công phụ giúp. Để có đầu ra ổn định, anh H đã liên kết với các thương lái trong việc bao tiêu sản phẩm ổn định trong nước. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho phép quản lí chất lượng nguồn nước, sử dụng men vi sinh để phòng trừ dịch bệnh cho tôm. Nhờ đó, người nuôi có được sản phẩm tôm sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân, anh còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, tạo việc làm cho người dân địa phương và truyền đạt mô hình sản xuất “xanh và sạch” cho những hộ nuôi tôm lân cận. Câu 1: Các thương lái thực hiện nhiệm vụ bao tiêu sản phẩm cho anh H đóng vai trò là hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế? A. Hoạt động sản xuất. B. Hoạt động phân phối. C. Hoạt động tiêu dùng. D. Hoạt động trung gian. Câu 2: Thông tin trên cho thấy anh H mới chú trọng phát triển thị trường nào dưới đây theo phạm vi không gian? A. Thị trường quốc tế. B. Thị trường trong nước. C. Thị trường tư liệu sản xuất. D. Thị trường trực tuyến. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi Do sự cạnh tranh gay gắt với các hàng nhập khẩu cùng loại, để duy trì được vị thế của mình, công ty cổ phần Bóng đèn DH đã thành công khi chuyển từ doanh nghiệp gia công, lắp ráp sang doanh nghiệp tự động hoá cao, bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo từ đó cho ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Sự năng động, chuyển đổi để bắt kịp tiến bộ công nghệ là nguyên nhân giúp công ty vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp chiếu sáng ở Việt Nam. Trong những năm qua công ty luôn đứng đầu về doanh số và thị phần, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. Bên cạnh đó công ty rất chú trọng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ngoài việc nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, công ty thường xuyên tăng lương, thưởng cho người lao động, trong năm vừa qua, ban lãnh đạo công ty đã quyết định tăng thêm 20% lương cho tất cả công nhân của công ty. Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của chủ thể sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Chuyển đổi mô hình sản xuất. B. Giữ vững thị phần xuất khẩu. C. Chăm lo đời sống công nhân. D. Ứng dụng, đổi mới công nghệ. Câu 2: Doanh nghiệp DH đã vận dụng tốt chức năng kích thích lực lượng sản xuất phát triển của thị trường thể hiện ở việc làm nào dưới đây? A. Ứng dụng khoa học công nghệ. B. Thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ. C. Chăm lo quyền lợi người lao động. D. Chú trọng bảo vệ môi trường sống. Câu 3: Việc tăng lương và thưởng cho người lao động với mức 20% thể hiện hoạt động nào dưới đây của doanh nghiệp? A. Sản xuất. B. Trao đổi. C. Tiêu dùng. D. Phân phối. Câu 4: Doanh nghiệp DH thực hiện hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế? A. Sản xuất. B. Trao đổi. C. Tiêu dùng. D. Trung gian. Câu 25: Những ngày đầu bắt tay vào chăn nuôi dê, do chưa nắm vững kĩ thuật nên anh H gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, anh tự sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cách phòng và điều trị các chứng bệnh trên đàn dê. Được sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng chính sách xã hội với số vốn trên 100 triệu đồng, anh H đã mạnh dạn tái đàn. Trong quá trình chăn dê, anh H chú trọng nhập các nguyên liệu sạch để giúp cho ra chất lượng thịt dê tốt nhất. Hiện đàn dê của gia đình anh H đã phát triển gần 1 000 con. Nhận thấy nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm thịt dê ngày càng tăng cao, để có đầu ra ổn định cho sản phẩm anh H đã kết nối với các nhà hàng và các khu du lịch để quảng bá và giới thiệu sản phẩm nhờ đó mà thương hiệu thịt dê do anh H xây dựng ngày càng được mọi người đón nhận, qua đó góp phần mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều người dân. a) Anh H chỉ đóng vai trò là chủ thể sản xuất, không là chủ thể tiêu dùng. b) Việc anh H đánh giá về nhu cầu thịt dê của người tiêu dùng từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất là đã vận dụng chức năng thừa nhận của thị trường. c) Anh H nhận hỗ trợ từ ngân hàng chính sách xã hội phản ánh sự bất bình đẳng trong việc ban hành chính sách của chủ thể nhà nước. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I KHỐI 10 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Câu 1. Hoạt động nào dưới đây là hoạt động sản xuất? A. Đi du lịch. B. Chơi thể thao. C. Làm từ thiện. D. May quần áo. Câu 2. Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào là thể hiện chức năng A. thừa nhận. B. hạn chế. C. thông tin. D. điều tiết. Câu 3. Giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần là vai trò của hoạt động nào sau đây? A. Kinh tế. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D. Sản xuất. Câu 4. Dựa vào chức năng nào dưới đây của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất? A. Chức năng thừa nhận. B. Chức năng thông tin. C. Chức năng điều tiết sản xuất. D. Chức năng định giá. Câu 5. Hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,...chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì? A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Giá cả thị trường. D. Giá cả hàng hóa. Câu 6. Thị trường kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế là một trong những A. ưu điểm của cơ chế thị trường. B. nhược điểm của cơ chế thị trường. C. khái niệm cơ chế thị trường. D. chức năng của giá cả thị trường. Câu 7. Để thu được lợi nhuận thì chi phí sản xuất phải như thế nào so với giá cả thị trường? A. Cao hơn. B. Cao hơn hoặc bằng. C. Bằng. D. Thấp hơn. Câu 8. Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể sản xuất? A. Hộ gia đình. B. Doanh nghiệp sản xuất than. C. Hợp tác xã. D. Các tổ chức phi chính phủ. Câu 9. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì? A. Ngân sách nhà nước. B. Kinh phí dự trù. C. Nguồn quỹ dự phòng. D. Kinh phí phát sinh. Câu 10. Đáp án nào không phải vai trò của ngân sách nhà nước A. cơ sở tạo lập quỹ dự trữ quốc gia. B. công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường. C. tạo lập quỹ phòng chống thiên tai D. công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 11. Tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ được gọi là gì? A.Kinh tế. B. Cơ chế thị trường. C. Thị trường. D. Hoạt động mua bán. Câu 12. Hoạt động nào dưới đây đóng vai trò cơ bản nhất trong các hoạt động của con người? A. Tiêu dung. B. Phân phối. C. Sản xuất. D. Trao đổi. Câu 13. Hoạt động nào sau đây được ví như đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất? A. Hoạt động phân phối.B. Hoạt động sản xuất. C.Hoạt động trao đổi. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 14. Trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, thì phân phối và trao đổi đóng vai trò là A. trung gian. B. nâng đỡ. C. quyết định D. triệt tiêu. Câu 15. Chủ thể nào có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển? A. Phân phối. B. Tiêu dùng. C. Sản xuất. D. Trao đổi. Câu 16. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội là vai trò của chủ thể A. sản xuất. B. trung gian. C. nhà nước. D. tiêu dùng. Câu 17. Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người A. lao động. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 18. Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng. D. trao đổi. Câu 19. Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào dưới đây? A. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng. B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập. C. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập. D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh. Câu 20. Chủ thể sản xuất là những người A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Câu 21. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Tiết kiệm năng lượng. B. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn. C. Tạo ra sản phầm đáp ứng b nhu cầu của xã hội. D. Đinh hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Câu 22. Trong nền kinh tế, chủ thể trung gian đóng vai trò như thế nào trong mối quan hệ với chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. Độc lập. B. Cầu nối C. Cuối cùng. D. Sản xuất. Câu 23. Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 24. Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Nhà nước. B. Thị trường. C. Người sản xuất. D. Người làm dịch vụ. Câu 25. Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua, sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng nào sau đây? A. Cung cấp thông tin. B. Tiền tệ thế giới. C. Thúc đẩy độc quyền. D.Phương tiện cất trữ. Câu 26: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cơ chế thị trường? A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. Giành nguồn nguyên liệu thuận lợi. C. Giành ưu thế về khoa học công nghệ. D. Làm giả thương hiệu hàng hóa. Câu 27. Giá cả thị trường là gì A. giá do Nhà nước quy định. B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường. C. giá mà người mua trả cho người bán. D. giá mà người bán áp đặt cho người mua. Câu 28. Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần A. hoàn trả trực tiếp cho người dân. B. chia đều sản phẩm thặng dư. C. phân chia mọi nguồn thu nhập. D. duy trì hoạt động bộ máy nhà nước. Câu 29. Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là A. thị trường. B. cơ chế thị trường. C. giá cả thị trường. D. kinh tế thị trường. Câu 30. Theo quy định của Luật ngân sách thì ngân sách địa phương là các khoản thu và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp A. nhà nước. B. làng xã. C. địa phương. D. trung ương. Câu 31. Một trong những vai trò của ngân sách nhà nước là dùng để A. mang tính pháp lí cao. B. giải quyết các vấn đề xã hội. C. tạo lập quỹ dự trữ quốc gia. D.phân bố nguồn lực kinh tế. Câu 32. Giá cả thị trường chịu không chịu tác động của yếu tố nào dưới đây? A. Niềm tin tôn giáo. B. Quy luật giá trị. C. Thị hiếu người tiêu dùng. D. Quan hệ cung cầu hàng hóa. Câu 33: Những ngày đầu bắt tay vào chăn nuôi dê, do chưa nắm vững kĩ thuật nên anh H gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, anh tự sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cách phòng và điều trị các chứng bệnh trên đàn dê. Được sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng chính sách xã hội với số vốn trên 100 triệu đồng, anh H đã mạnh dạn tái đàn. Trong quá trình chăn dê, anh H chú trọng nhập các nguyên liệu sạch để giúp cho ra chất lượng thịt dê tốt nhất. Hiện đàn dê của gia đình anh H đã phát triển gần 1 000 con. Nhận thấy nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm thịt dê ngày càng tăng cao, để có đầu ra ổn định cho sản phẩm anh H đã kết nối với các nhà hàng và các khu du lịch để quảng bá và giới thiệu sản phẩm nhờ đó mà thương hiệu thịt dê do anh H xây dựng ngày càng được mọi người đón nhận, qua đó góp phần mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều người dân. S-a) Anh H không được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước. Đ-b) Anh H vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể tiêu dùng. S-c) Anh H nhận hỗ trợ từ ngân hàng chính sách xã hội phản ánh sự bất bình đẳng trong việc ban hành chính sách của chủ thể. S-d) Việc anh H đánh giá về nhu cầu thịt dê của người tiêu dùng từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất là đã vận dụng chức năng điều tiết của thị trường. nhà nước. Câu 34: Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi ngày 16/5/2021 ổn định so với mức giá cuối tuần trước và dao động trong khoảng từ 64.000 đồng kg đến 69.000 đồng kg. Cụ thể, tại các tỉnh Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Binh, giá lợn hơi được thu mua chung mức 69.000 đồng/kg. Tỉnh Lào Cai tiếp tục giữ mức giá 64.000 đồng /kg. Đây cũng là mức giao dịch thấp nhất thời điểm hiện tại ở miền Bắc. Trước nguy cơ mất cân đối cung cầu cũng như gây khó khăn cho người chăn nuôi. Nhà nước đã ban hành một loạt chính sách bình ổn như trợ giá bán, giảm thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, khoanh nợ, giãn nợ để người chăn nuôi có điều kiện tái đàn. Đồng thời cục chăn nuôi đã chủ động khuyến cáo người dân thận trọng trong việc tăng đàn trong thời gian tới nhằm đảm bảo cân bằng cung cầu tránh ồ ạt tái đàn sẽ gây hậu quả xấu sau này. Đ-a) Chủ thể nhà nước đã thể hiện vai trò của mình thông qua việc sử dụng các công cụ để điều chỉnh thị trường là phù hợp. Đ-b) Cả chủ thể nhà nước và chủ thể sản xuất đều quan tâm đến giá cả thị trường. S-c) Mức giá 64.000đ/kg là mức giá cả thị trường tại khu vực miền Bắc tại thời điểm ngày 16/05/2021. Đ-d) Việc giảm thuế nhập khẩu thức ăn là thể hiện đặc điểm không hoàn trả trực tiếp của ngân sách nhà nước. Câu 35: Công ty T có chiến lược đưa sản phẩm sữa tươi của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đến nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 35 quốc gia. Bên cạnh đó, công ti còn thực hiện mở các nhà máy mới và mua các nhà máy, trang trại tại Mỹ, New Zealand, Ba Lan,... nhằm mở rộng mạng lưới sản xuất, thị trường, đa dạng nguồn nguyên liệu. Với chiến lược đầu tư bài bản, công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động chất lượng cao, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo. Đặc biệt trong những năm gần đây, công ty được sự hỗ trợ to lớn của nhà nước với các chính sách về thị trường, thuế và tài chính đây là động lực để công ti T đang tiên phong thực hiện giấc mơ vươn xa thế giới của Việt Nam. S-a) Công ty T là chủ thể sản xuất không phải là chủ thể phân phối. Đ-b) Công ty T cung cấp sữa cho cả thị trường trong nước và quốc tế. S-c) Nhân tố quyết định sự lớn mạnh của công ty là do có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. S-d) Quá trình đầu tư công nghệ hiện đại, đội ngũ chất lượng cao là thể hiện chức năng cung cấp thông tin của thị trường. Câu 36: Qua khảo sát tại các chợ truyền thống như chợ Hôm Đức Viên, Mùng 8/3, Trại Găng, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thành Công, Hàng Bè... thấy giá các loại rau xanh, củ quả đều tăng giá mạnh, như bắp cải tăng từ 7.000 - 15.000 đồng/kg; cải xoong từ 10.000 - 15.000 đồng/mớ; khoai tây từ 10.000 -17.000 đồng/kg. Xăng tăng giá khiến thực phẩm hàng hóa cũng tăng. Giá cả tăng khiến các bà nội trợ cũng phải đau đầu tính toán chi li cho từng bữa ăn gia đình, vừa đảm bảo sức khỏe vừa hợp túi tiền. Đ- a) Hoạt động phân phối tốt sẽ góp phần làm bình ổn giá cả thị trường tại thời điểm này. Đ-b) Giảm thuế đối với mặt hàng xăng dầu là biện pháp phù hợp sẽ vừa tác động tới ngân sách nhà nước vừa tác động hiệu quả tới giá cả thị trường. Đ-c) Giá một số hàng hóa được đề cập trong thông tin trên chính là giá cả thị trường. S-d) Nguyên nhân hàng hóa tăng giá là do người tiêu dùng chưa biết điều chỉnh thói quen tiêu dùng cho phù hợp. |