anh thư | Chat Online
31/10 20:06:29

Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là


ĐỀ 2

I. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm

Câu1: Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là

A. quan sát, đo.            B. quan sát, phân loại, liên hệ.

C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại, liên hệ.             D. đo, dự đoán, phân loại, liên hệ.

Câu 2: Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).       B. Các hạt neutron và hạt proton.

C. Các hạt neutron không mang điện.      

D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Câu 3: Đơn vị tính để tính khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử) là

A. Gam.                           B. Kilogam.                          C.  đvC.                   D. Tấn.

Câu 4: Trong ô nguyên tố sau, con số 23 cho biết điều gì?

 

A. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố.               B. Chu kì của nó.

C. Số nguyên tử của nguyên tố.                              D. Số thứ tự của nguyên tố.

Câu 5: Hạt đại diện cho chất là

A. nguyên tử.            B. phân tử.          C. electron.                      D. proton.     

Câu 6: Công thức hoá học của một chất bao gồm

A. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất.

B. Chỉ số của các nguyên tố tạo nên chất.

C. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và chỉ số chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.

D. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và hoá trị của mỗi nguyên tố tạo nên chất.

Câu 7: Tốc độ của vật là

A. Quãng đường vật đi được trong 1s.         B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.

C. Quãng đường vật đi được.                        D. Thời gian vật đi hết quãng đường.

Câu 8: Đơn vị của tốc độ là

 

A. m/s.

B.  m/h.

C. km/s.  

D.  dm/h.

 

Câu 9: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?

A.  Nhiệt kế.               B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.

C.  Cân.                       D. Lực kế.

Câu 10: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo

A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.

B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.

C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.

D. quãng đường và hướng chuyển động của vật.

Câu 13: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động? 

 

A. Quãng đường. 

B. Thời gian chuyển động.

C. Vận tốc. 

D. Cả 3 đại lượng trên.

 

Câu 15: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có

 

dạng là đường gì?

A. Đường thẳng.

B. Đường cong.

C. Đường tròn.

D. Đường gấp khúc.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)

     Câu 17: (1,0 điểm)

Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học? Khí carbon dioxide luôn có thành phần như sau: cứ 1 phần khối lượng carbon có tương ứng 2,667 phần khối lượng oxygen. Hãy lập công thức hóa học của khí carbon dioxide, biết khối lượng phân tử của nó là 44 amu.

 

     Câu 18: (1,5 điểm)

   a.  Nói tốc độ của ô tô là 35 km/h có ý nghĩa gì?

 b. Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

 

 

 

ĐỀ 3

A. TRẮC NGIỆM: (4,0 điểm)

Câu 1: Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. Đây chính là

     A. kĩ năng phân loại.                                       B. kĩ năng liên kết.    

     C. kĩ năng quan sát.                                         D. kĩ năng dự báo.

Câu 2: “ Nhìn thấy bầu trời âm u và trên sân trường có vài chú chuồn chuồn bay là là trên mặt đất, có thể trời sắp có mưa”. Kĩ năng được thể hiện qua trường hợp này là

     A. kĩ năng liên kết.                                          B. kĩ năng dự báo.      

     C. kĩ năng quan sát.                                         D. kĩ năng phân loại.

Câu 3: “Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu”. Kĩ năng được thể hiện qua trường hợp này là                             

     A. kĩ năng liên kết.                                           B. kĩ năng đo.

    C. kĩ năng quan sát.                                          D. kĩ năng dự báo.

Câu 4: Để đo thời gian chuyển động của một vật chuyển động nhanh trên một quãng đường, để tránh việc sai số lớn người ta thường dùng

     A.  đồng hồ.                        B.  đồng hồ bấm giây.

    C. cổng quang điện.             D. đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện. 

Câu 5: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là

     A. proton và neutron.                                                   B. electron và neutron.

     C. electron, proton và neutron.                                   D. electron và proton.

B. TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)

Câu 17: Vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử? (1,0đ)

Câu 18: Nêu ý nghĩa của tốc độ. (1,0đ)

Câu 19: Một xe chuyển động thẳng không đổi chiều, 2 giờ đầu chạy với tốc độ trung bình 60 km/h, 3 giờ sau chạy với tốc độ trung bình 40 km/h được 120km. Tính tốc độ trung bình của xe trong suốt thời gian chạy trên. (0,5đ)

Câu 19: Một xe chuyển động 3 giờ chạy được 120km. Tính tốc độ của xe (0,5đ)

Câu 20 Vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8, 13. Từ những sơ đồ đó có thể cho ta biết những thông tin gì về các nguyên tử đó?

Câu 21. Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số các loại hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p, số n, số e của nguyên tử nguyên tố đó.

Câu 20 Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, số n, số e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X.

 

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn