Chọn đáp án đúng nhấtPhần 1, chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Khái niệm lịch sử không bao hàm nội dung nào sau đây? A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. C.Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra. D. Một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về khái niệm Lịch sử? A. Lich sử là quá trình tiến hóa của con người. B. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. C. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi dân tộc. D. Lịch sử là những gì diễn ra ở mỗi quốc gia. Câu 3: Hiện thực lịch sử là gì? A. Là những gì diễn ra trong quá khứ B. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người C. Là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được D. Là khao học tìm hiểu về quá khứ Câu 4. Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học? A. Ghi chép, miêu tả đời sống. B. Dự báo tương lai. C. Tổng kết bài học từ quá khứ D.Giáo dục, nêu gương. Câu 5.Đối tượng nghiên cứu của sử học là: A. Cuộc sống của các loài vật. B.Quốc gia. C. Lĩnh vực chính trị. D. Quá khứ. Câu 6: Hệ thống chữ viết cổ của người Ai Cập được gọi là A. chữ cái Latinh B. chữ Phạn C. chữ tượng hình D. chữ cái Rô-ma Câu 7: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng chức năng và nhiệm vụ của sử học A.Khoa học -xã hội B. Vì người lao động C.cung cấp tri thức khoa học D. Giáo dục,nêu gương Câu 8: Ý nào sau đây KHÔNG phải đối tượng nghiên cứu của Sử học A. Quá khứ của toàn thể nhân loại B. Quá khứ của một quốc gia hoặc khu vực thế giới C. Qua khứ của một cá nhân hoặc một nhóm, một cộng đồng người D. Những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong quá khứ Câu 9.Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là. A.Nhận thức lịch sử. B. Hiện thực lịch sử. C. Sự kiện tương lai. D. Khoa học lịch sử. Câu 10: Ý nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời A . Lịch sử là môn khó, cần phải học suốt đời để hiểu được lịch sử B. Tri thức và kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho hiện tại và định hướng cho tương lai C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng nhiều điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá D. Học tập và tìm tòi lịch sử giúp đưa lại nhưng cơ hội nghề nghiệp thú vị Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lịch sử được con người nhận thức? A. Những suy nghĩ và hiểu biết của con người về quá khứ. B. Nhữngtưởng tượng của con người về xãhội tương lai C. Những hiện vật, di tích lịch sử được con người phát hiện D. Nhữngsựkiện xảyra trongquá khứ, tồn tại khách quan. Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác biệt của lịch sử được con người nhận thức so với hiện thực lịch sử? A. Có tính đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian B. Được tái hiện duy nhất thông qua các bản ghi chép C. Không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan con người D. Không chịu sự chi phối của mục đích nghiên cứu Câu 13. Một trong những loại hình tiêu biểu của nền văn học Trung Hoa thời cổ - trung đại là A. thơ Đường. B. truyện ngắn. C. truyện ngụ ngôn. D. thần thoại. Câu 14: Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa: A. Khảo sát và tìm kiếm B. Hiện thức lịch sử và tri thức lịch sử C. Giữa phân loại và đánh giá D. Quá khứ và thực tại Câu 15: Sử học là môn khoa học có tính chất liên nghành vì: A. Đối tượng nghiên cứu đa dạng và toàn diện B. Phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp và phức tạp C. Lĩnh vực nghiên cứu đơn giản D. Đối tượng nghiên cứu hẹp và sâu Câu 16. Hát Xoan là di sản văn hóa nào dưới đây: A. Di sản văn hóa vật thể B. Di sản thiên nhiên C. Di sản văn hóa phi vật thể D. Di sản ẩm thực Câu 17. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì? A. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam B. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vì sự phát triển bền vững C. Phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội D. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản Câu 18 : Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là A. hiện thực lịch sử. B. nhận thức lịch sử. C. sự kiện tương lai. D. khoa học lịch sử. Câu 19 : Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học? A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự. B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực. C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại. D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay. Câu 20: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học? A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ. B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng. C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại. Câu 21: Trong xu thế hội nhập hiện nay, một trong những ngành có thế mạnh và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều quốc gia là A. thương mại.. B. kiến trúc. C. du lịch D. dịch vụ. Câu 22. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hóa? A. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản B. Bảo tồn và khôi phục các di sản C. Bảo vệ và lưu giữ các di sản D. Bảo vệ, khôi phục các di sản Câu 23. Nền văn minh nào dưới đây ra đời sớm nhất trên thế giới? A. Việt Nam. B.Ai Cập. C. Trung Hoa. D. Phục hưng. Câu 24. Tượng Nhân sư là thành tựu của nền văn minh nào? A. Trung Hoa. B.Ai Cập. C. Hi Lạp. D. La Mã. Câu 25. Cư dân Ấn Độ đã sớm tạo ra chữ viết riêng của mình, gọi là chữ A. La – tinh B. Hán C. Phạn D . Nôm Câu 26. Những quốc gia nào sau đây gắn liền với nền văn minh cổ đại phương Tây? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Hy Lạp-La Mã. D. Ai Cập. Câu 27:Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường bắt gặp lịch sử ở đâu? A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, con phố, bản làng, quảng trường,… C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày Câu 28: Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là A. tri thức lịch sử. C. hiện thực lịch sử. C. tiến trình lịch sử. D. phương pháp lịch sử. Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về khái niệm văn minh? A. Văn minh là sự chuyển hóa thành công từ vượn thành người. B. Văn minh là sự phát triển rất cao về giáo dục và văn hóa. C. Văn minh là sự đi đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. D. Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần. Câu 30. Các tác phẩm văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại chứa đựng những giá trị về A.nghệ thuật và nhân văn sâu sắc. B. các chiến công của các anh hùng dân tộc. C. các công trình kiến trúc thời xưa. D. miêu tả vẻ đẹp của các địa danh đất nước. Câu 31. Giai cấp tư sản khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng nhằm mục đích nào sau đây? A. Khôi phục tinh hoa văn hóa của phương Đông thời cổ đại. B.Xây dựng nền văn hóa mới, phù hợp của giai cấp tư sản. C. Bảo vệ cho sự thống trị bền vững của giai cấp quý tộc. D. Làm vũ khí đấu tranh chống lại giai cấp vô sản đang lên. Câu 32: Hoạt động bảo tồn di sản đảm bảo những đặc điểm gì? A. Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực”, "vẹn toàn", “giá trị nổi bật” B. Đảm bảo tính nguyên trạng, “giá trị nổi bật” mà di tích lịch sử - văn hóa vốn có C. Hiện vật, di tích cần được làm mới, tu bổ để hiện vật không bị mai một, xuống cấp D. Đảm bảo di tích hiện vật còn nguyên vẹn, chưa được tu bổ Câu 33. Đối với Tây Âu thời hậu kỳ Trung đại, phong trào văn hóa Phục hưng đã A.mở đường cho văn hóa Đức phát triển hưng thịnh. B. mở đường cho văn hóa thế giới phát triển cao hơn. C. mở đường cho văn hóa I-ta-li-a phát triển mạnh mẽ. D. mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển rực rỡ Câu 34.Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đổi với việc nghiên cứu lịch sử? A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin. B.Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt. C. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế. D.Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cây. Câu 35.Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì? A. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản. B.Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. C. Là nền tảng quyết định cho việc quần li di sản ở các cấp. D.Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên. Câu 36. Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch là một trong những vai trò của ngành nào dưới đây? A.Lịch sử và văn hóa. B.Văn học và lịch sử. C.Khảo cổ và văn học D.Thiên văn và lịch sử. Câu 37. Ý nào sau đây phản ánh đúng khái niệm văn minh? A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. B. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với lịch sử loài người. C. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ khi con người xuất hiện trên Trái đất. D.Trạng thái tiến bộ cả về giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Phần II: Câu trắc nghiệm đúng sai. trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a/, b/, c/. d/, ở mỗi câu, chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Vì sao mà làm quốc sử? Vì sử chủ yếu là để ghi chép sự việc. Có chính trị của một đời tất phảicó sử một đời. Mà ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời, mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn, quan hệ đến việc chính trị không phải là không nhiều.Cho nên làm sử là cốt để cho được như thế”. (Bài Tựa sách Đại Việt sử ký bản tục biên, Phạm Công Trứ) a. Bài tựa sách của Phạm CôngTrứ tóm tắt lại nội dung một tác phẩm văn học. b. Phạm Công Trứ khẳng định việc viết quốc sử chỉ nhằm giáo dục và nêu gương. c. Đoạn trích cung cấp tri thức về chức năng và nhiệm vụ của Sử học. d. Đoạn trích phản ánh các nội dung khác nhau của khái niệm lịch sử. Câu 2: Lê nin đã khẳng định rằng: “Lịch sử xã hội loài người là một quá trình thống nhất và bị những quy luật chi phối, mặc dù quá trình đó cực kì phức tạp và có rất nhiều mâu thuẫn” (Lê nin. Mác –Ăng ghen: Chủ nghĩa Mác, NXB Sự thật, HN. 1962, Tr.20) a. Đoạn tư liệu trên nói về nội hàm khái niệm lịch sử b. Lịch sử luôn tồn tại một cách khách quan. c. Nói về chức năng, nhiệm vụ của sử học. d. Đề cập đến phương pháp nghiên cứu của lịch sử. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và ấn định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới để giành lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa”. (CT. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, NXB CT QG.H.1996, Tr 7) a. Đoạn trích trên Hồ Chí Minh đang nói về nội dung tác phẩm văn học. b. Đoạn trích trên đề cập đến một trong những nhiệm vụ của sử học. c. Hồ Chí Minh khẳng định viết lịch sử chỉ nhằm mục đích nêu gương. d. Đề cập đến nhiệm vụ giáo dưỡng để giúp con người hiểu biết chính xác những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại rằng, “đứng trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác Hồ sai người đi tìm cuốn Việt Nam sử lược – khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỉ XX”. (Dương Trung Quốc, Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của người viết sử, Báo Tuổi trẻ ngày 6 – 5 – 2004) a. Đoạn tư liệu nhấn mạnh quan điểm của Võ Nguyên Giáp về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho nhân dân. b. Toàn bộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong thế kỉ XX chỉ có thể được khôi phục lại qua cuốn Việt Nam sử lược. c. Một trong những chức năng của Sử học được nhắc đến trong đoạn tư liệu trên chính là giúp thế hệ sau có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để chiến đấu chống thực dân d. Chức năng xã hội của cuốn Việt Nam sử lược được nhắc đến trong đoạn tư liệu chính là “biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà”. |