Giêm Oát là người đã phát minh raCâu 21. Giêm Oát là người đã phát minh ra A. con thoi bay. B. máy dệt. C. máy hơi nước. D. đầu máy xe lửa. Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công. B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn. C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất. D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí. Câu 23. “Ông vua xe hơi” nước Mỹ là ai? A. Tô-mát Ê-đi-xơn, B. Hen-ri Pho. C. Can Ben. D. Hen-ri Bê-sê-mơ. Câu 24. Ai là người chế tạo thành công máy kéo sợi Gien-ni (1764)? A. Giêm Oát. B. Giêm Ha-gri-vơ. C. Ri-chác Ác-rai D. Ét-mơn Các-rai. Câu 25. Ai là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong (năm 1879)? A. Mai-cơn Pha-ra-đây. B. Tô-mát Ê-đi-xơn. C. Giô-dép Goan. D. Ni-cô-la Tét-la. Câu 26. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, phát minh nào sau đây đã đánh dấu sự ra đời của ngành hàng không thế giới? A. Ô tô B. Động cơ điện C. Máy điện tín D. Máy bay Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế? A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá. B. Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, giao thông vận tải. C. Tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn. D. Đưa con người bước sang nền văn minh thông tin. Câu 28. Tác dụng của việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim trong cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là A. thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống. B. dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới. C. dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học. D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Câu 29. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại có tác động như thế nào đến đời sống xã hội? A. Thúc đẩy sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục. B. Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp, thành thị đông dân. C. Chuyển nền sản xuất của nhân loại từ cơ khí hoá sang điện khí hoá. D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và giao thông vận tải. Câu 30. Đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là A. dây chuyền sản xuất hàng loạt. B. con người kết nối thông qua thế giới ảo. C. sự ra đời của máy hơi nước. D. sự xuất hiện của máy tự động hóa. Câu 31. Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp thời cận đại? A. Lăng Ta-giơ Ma-han. B. Đền Pác-tê-nông. C. Tháp Ép-phen. D. Đại bảo tháp San-chi. Câu 32.Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có ý nghĩa nào sau đây? A. Thúc đầy nền kinh tế phát triển mạnh B. Hình thành các trung tâm công nghiệp. C. Dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản D. Thúc đẩy quá trình liên kết khu vực Câu 33. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Động cơ hơi nước. B. Động cơ điện. C. Đầu máy xe lửa. D. Máy kéo sợi Gien-ni. Câu 34. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại? A. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản và vô sản. B. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và giao thông vận tải. C. Nâng cao năng suất lao động và làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. D. Làm tiền đề dẫn đến sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Câu 35. Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là: A.Dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường B. Tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ C.Dẫn tới sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia D. Làm đa dạng đời sống tinh thần của con người Câu 36. Nội dung nào sau đây là điểm khác biệt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Các phát minh máy móc đều dựa trên sự cải tiến công cụ sẵn có B. Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử C. Những phát minh khoa học là cơ sở cho những phát minh kĩ thuật D. Mở rộng cao độ phạm vi, khả năng khám phá, chinh phục vũ trụ Câu 37. Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Thuyết tương đối. B. Thuyết vạn vận hấp dẫn. C. Thuyết di truyền. D. Thuyết tế bào. Câu 38. Ý nào sau đây là bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A.Chủ nghĩa tư bản chuyên từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền. B.Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức cho các nước. C.Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí mới. D.Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản. Câu 39. Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của A. động cơ điện. B. máy tính. C. máy hơi nước. D. ô tô. Câu 40. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là A.Anh B.Pháp. C.Đức. D.Mĩ. |