Đề 2. Đọc ngữ liệu sau:
Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biết rờn ngàn dâu.
Yêu con sông mặt sóng xao,
Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
Yêu hàng ớt đã ra hoa
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.
(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (1)
A. thể thơ tự do B. thể thơ tám chữ C. thể thơ lục bát D. thể thơ sáu chữ
Câu 2: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (2)
A. biểu cảm B. tự sự C. miêu tả D. nghị luận
Câu 3: Trong dòng thơ: " Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông " có mấy cụm động từ? (4)
A. một cụm động từ
B. hai cụm động từ
C. ba cụm động tù
D. bốn cụm động từ
Câu 4: Nêu chủ đề của bài thơ? (5)
A. tình yêu quê hương
B. tình yêu gia đình
C. tình yêu thiên nhiên
D. tình yêu đôi lứa
Câu 5: Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau:
"Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
Đỏ tươi bông gạo, biết rờn ngàn dâu".
A. cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuân B. cảnh mênh mông, bình dị, thân quen.
C. cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình D. cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị
Câu 6: Điệp từ "yêu" trong văn bản có tác dụng gì? (6)
A. nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông.
B. nhấn mạnh thình yêu quê hương da diết của tác giả.
C. nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ.
D. nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.
PHẦN TIẾP THEO
Câu 8: Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?
Câu 9: Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để ghóp phân xây dựng quê hương?
(Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 câu).
Hết
còn phần sau