Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc ngữ liệu sau và khoanh vào đáp án đúng

Đề 2. Đọc ngữ liệu sau:
                                                           Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
                                                     Đỏ tươi bông gạo, biết rờn ngàn dâu.
                                                           Yêu con sông mặt sóng xao,
                                                     Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
                                                           Yêu hàng ớt đã ra hoa 
                                                     Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
                                                           Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
                                                    Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.
(Ta yêu quê ta, Lê Anh Xuân, Thơ thiếu nhi chọn lọc, NXB Văn học, 2017, tr.94)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (1)
A. thể thơ tự do          B. thể thơ tám chữ                  C. thể thơ lục bát                     D. thể thơ sáu chữ
Câu 2: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (2)
A. biểu cảm                 B. tự sự                                    C. miêu tả                                 D. nghị luận

Câu 3: Trong dòng thơ: " Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông " có mấy cụm động từ? (4)
A. một cụm động từ
B. hai cụm động từ
C. ba cụm động tù
D. bốn cụm động từ
Câu 4: Nêu chủ đề của bài thơ? (5)
A. tình yêu quê hương 
B. tình yêu gia đình 
C. tình yêu thiên nhiên
D. tình yêu đôi lứa 
Câu 5: Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau:
                                 "Yêu từng bờ ruộng, lối mòn,
                             Đỏ tươi bông gạo, biết rờn ngàn dâu".
A. cảnh rực rỡ, tha thiết, bâng khuân                                  B. cảnh mênh mông, bình dị, thân quen.
C. cảnh tươi đẹp, thơ mộng, trữ tình                                   D. cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị
Câu 6: Điệp từ "yêu" trong văn bản có tác dụng gì? (6)
A. nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với dòng sông.
B. nhấn mạnh thình yêu quê hương da diết của tác giả.
C. nhấn mạnh tình yêu da diết của tác giả đối với mẹ.
D. nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của tác giả đối với gia đình.
                                    PHẦN TIẾP THEO
Câu 8: Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc những thông điệp gì?
Câu 9: Từ nội dung của văn bản, em nhận thấy mình cần làm gì để ghóp phân xây dựng quê hương?
(Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 câu).
                                                                                                                     
                                                                                                                            Hết
                còn phần sau

 

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là các câu trả lời cho các câu hỏi từ 1 đến 6 dựa trên ngữ liệu được cung cấp:

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
- **Đáp án:** C. thể thơ lục bát

Câu 2: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- **Đáp án:** A. biểu cảm

Câu 3: Trong dòng thơ: " Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông" có mấy cụm động từ?
- **Đáp án:** B. hai cụm động từ

Câu 4: Nêu chủ đề của bài thơ?
- **Đáp án:** A. tình yêu quê hương

Câu 5: Cảm nhận nào đúng nhất về cảnh vật quê hương hiện lên trong hai dòng thơ sau: "Yêu từng bờ ruộng, lối mòn, Đỏ tươi bông gạo, biết rờn ngàn dâu".
- **Đáp án:** D. cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị

Câu 6: Điệp từ "yêu" trong văn bản có tác dụng gì?
- **Đáp án:** B. nhấn mạnh thình yêu quê hương da diết của tác giả.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc muốn thảo luận thêm về các câu hỏi này, hãy cho tôi biết!
0
0
Winnie
3 giờ trước
+5đ tặng
Câu 1: Thể thơ

B. thể thơ tám chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt

A. biểu cảm

Câu 3: Cụm động từ

B. hai cụm động từ (trổ nụ, trổ bông)

Câu 4: Chủ đề của bài thơ

A. tình yêu quê hương

Câu 5: Cảm nhận về cảnh vật quê hương

D. cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị

Câu 6: Tác dụng của điệp từ "yêu"

B. nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.


PHẦN TIẾP THEO
Câu 8: Thông điệp bài thơ

Qua bài thơ, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp về tình yêu quê hương sâu sắc và mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện qua sự gắn bó với từng chi tiết bình dị trong cuộc sống, từ những bờ ruộng, dòng sông cho đến tiếng mẹ ru. Tác phẩm khẳng định rằng quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu cái đẹp.

Câu 9: Góp phần xây dựng quê hương

Để góp phần xây dựng quê hương, em sẽ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, như dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng và trồng cây xanh. Em cũng sẽ học tập thật tốt để có kiến thức, có thể giúp ích cho sự phát triển của quê hương trong tương lai. Bên cạnh đó, em sẽ lan tỏa tình yêu quê hương qua việc giới thiệu vẻ đẹp quê mình đến với bạn bè.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đặng Mỹ Duyên
3 giờ trước
+4đ tặng
 Đáp án:
 
Câu 1:C. thể thơ lục bát
 
Câu 2:A. biểu cảm
 
Câu 3:B. hai cụm động từ
 
Câu 4:A. tình yêu quê hương
 
Câu 5: D. cảnh tươi đẹp, thân thuộc, bình dị
 
Câu 6: B. nhấn mạnh tình yêu quê hương da diết của tác giả.
 
Đặng Mỹ Duyên
Chấm được khum cậu và LIKEEE được khum
Khá Bảnh
ok bạn, mik like và chấm rồi rất hay và đúng nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×