Với các loại tài sản như trên, thủ tục góp vốn cụ thể mà mỗi thành viên phải thực hiện theo quy định của pháp luật là gì?Ba nhà đầu tư Hoàng, Tuấn, Tú cùng nhau góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường chuyên kinh doanh ngành nghề cung cấp vật liệu xây dựng, trụ sở chính tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Các thành viên thỏa thuận cụ thể về việc góp vốn như sau: - Hoàng góp tiền mặt trị giá: 2 tỷ đồng - Tuấn góp một chiếc xe ô tô Toyota Camry 2.5 Q đời 2016 được định giá là 950 triệu đồng - Tú góp một ngôi nhà dùng làm trụ sở của công ty được định giá 2 tỷ đồng Câu hỏi: 1. Với các loại tài sản như trên, thủ tục góp vốn cụ thể mà mỗi thành viên phải thực hiện theo quy định của pháp luật là gì? 2. Khi công ty đã được thành lập, các thành viên nhất trí cử Hoàng làm Giám đốc công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty, Tuấn là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Sau một thời gian hoạt động, Tuấn thấy rằng Hoàng quản lý công ty không tốt dẫn đến nhiều dự án của công ty bị thất bại, gây tổn thất không ít về tài chính nên với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tuấn đã ra quyết định bãi nhiệm Hoàng và bổ nhiệm Tú lên năm chức vụ Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty. Căn cứ theo quy định của pháp luật: hãy nhận xét về quyết định của Tuấn? Nêu rõ các thủ tục pháp lý cần phải thực hiện trong trường hợp này. 3. Trong quá trình công ty hoạt động, do giá nhà đất tăng cao, ngôi nhà mà Tú góp vào công ty theo giá thị trường tại thời điểm này có thể có giá lên đến 2,6 tỷ đồng. Do đó Tú muốn rút lại ngôi nhà và góp tiền mặt tương đương 2 tỷ đồng vào công ty. Ý định của Tú có thực hiện được không? Vì sao? 4. Do có việc gia đình, Hoàng có vay nợ một khoản tiền của Bình (không phải thành viên công ty). Hoàng đã thỏa thuận sẽ trả nợ cho Bình bằng chính phần vốn góp của Hoàng tại Công ty Hùng Cường. Hoàng có được phép trả nợ như vậy không? Tư cách thành viên của Hoàng và Bình sẽ như thế nào sau khi trả nợ bằng phần vốn góp? |