Võ Hiền | Chat Online
21/12 01:44:49

Trung tâm Y tế huyên Quảng Điền


PHẦN II. CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ Y TẾ

Chương I. TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

1.Trung tâm Y tế huyên Quảng Điền

- Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền được thành lập năm 1990 được đặt tại: 166 Nguyễn Vịnh, Thị trấn Sịa, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí của Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền cách bệnh viện Y – Dược Huế, bệnh viện Trung Ương Huế và trung tâm Thành phố Huế khoảng 17 – 18km về phía Bắc. Với vị trí như vậy người dân rất dễ dàng nhìn thấy và tìm kiếm. Ngoài ra còn rất thuận lợi cho người dân trong quá trình khám chữa bệnh tại trung tâm y tế bởi nó gần các cơ sở hành chính như Bưu điện huyện Quảng Điền ,Tòa án nhân dân huyện Quảng Điền và các chợ tại khu vực này.

- Tổng diện tích là 14.229m2, trong đó diện tích sử dụng là 2.578m2, diện tích sân vườn là 11.651m2 và diện tích cây xanh là khoảng 3.900m2 .

- Trung tâm Y tế huyện bao gồm 80 giường bệnh theo kế hoạch nhưng bố trí được 138 giường trên thực tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân (tăng 72,5% so với kế hoạch). Trung tâm kí hợp đồng với UBND Thị trấn Sịa để xử lý chất thải sinh hoạt hằng ngày, kí hợp đồng với công ty cổ phần Môi trường và Đô thị Huế để xử lý chất thải y tế và chất thải nguy hiểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Vẽ sơ đồ tổ chức của Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền: Ban Giám đốc, các phòng chức năng, các khoa lâm sàng, các khoa cận lâm sàng, các khoa dự phòng và các TYT trực thuộc

Sơ đồ tổ chức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trình bày nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền

3.1. Nhiệm vụ của Trung tâm Y tế Quảng Điền

- Trung tâm y tế huyện Quảng Điền đã thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định trong thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27 tháng 05 năm 2021 của Bộ y tế.

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, các giải pháp trên cơ sở phân bổ và phê duyệt của sở y tế Thừa Thiên Huế và UBND huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

+ Tham mưu cho UBND huyện quản lý công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác khám chữa bệnh chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn VSTP thuộc phạm vi huyện quản lý.

+ Lập kế hoạch thành lập các ban chỉ đạo, chỉ thị có thẩm quyền ban hành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, các phong trào của đơn vị.

+ Dự thảo các chương trình, giải pháp huy động, phối hợp các liên ngành trong phòng bệnh, chống dịch ở địa phương.

+ Tổ chức các TYT xã, thị trấn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống sốt rét, quản lý thai sản, BVBMTE/KHHGĐ, các nhiệm vụ về chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, trường học, y tế thôn...

+ Quản lý tổ chức nhân lực, kinh phí, dược, vật tư trang thiết bị ... Tuyến y tế xã, thị trấn chuyên trách dân số, y tế thôn.

+ Xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra hằng quý, chỉ đạo tuyến y tế xã trên địa bàn huyện quản lý, kiến nghị các biện pháp, giải quyết và xử lý sau thanh kiểm tra với các cơ quan,cá nhân có thẩm quyền theo quy định.

+ Xây dựng củng cố mạng lưới y tế xã, thị trấn, y tế thôn và hướng dẫn kiểm tra các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đối với các trạm y tế xã, thị trấn.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ y tế, hàng năm đào tạo và đào tạo lại, thực hiện các chế độ chính sách đối với các đội ngũ y tế huyện xã, thị trấn.

+ Có sơ kết, tổng kết hàng năm đánh giá kết quả hoạt động thực hiện những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và các phong trào y tế cơ sở để phổ biến và áp dụng.

+ Trình sở y tế và UBND huyện những kế hoạch hoạt động với các cơ quan ban ngành,đoàn thể, liên quan công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân và tuyên truyền giáo dục nâng cao y thức của người dân về công tác vệ sinh phòng bệnh để tự chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác của sở y tế và UBND huyện giao.

3.2.Cơ cấu tổ chức 

- Ban giám đốc (01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc ), 04 phòng chức năng, 11 khoa chuyên môn và 11 trạm y tế xã/thị trấn.

- Ban giám đốc:

+ Giám đốc: BSCKII. Nguyễn Phương Tuấn

+ Phó giám đốc: Ths.BS Nguyễn Hoài Nhân

+ Phó giám đốc:BSCKI. Nguyễn Văn Phúc

- Phòng chức năng: 4 phòng chức năng

+ Phòng Tổ chức - Hành chính

+ Phòng Kế hoạch nghiệp vụ - Điều dưỡng 

+ Phòng Tài chính – Kế toán 

+ Phòng Dân số - Truyền thông – GDSK

- Khoa chuyên môn:11khoa chuyên môn

+ Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS.

+ Khoa Y tế công cộng và An toàn thực phẩm.

+ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản.

+ Khoa Khám bệnh.

+ Khoa Hồi sức cấp cứu – Phẫu thuật và Gây mê hồi sức.

+ Khoa Nội – Nhi – Truyền nhiễm.

+ Khoa Ngoại.

+ Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng.

+ Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh.

+ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

+ Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế.

- Các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện: 11 trạm y tế xã/thị trấn.

+ Trạm y tế thị trấn Sịa

+ Trạm y tế xã Quảng Phú

+ Trạm y tế xã Quảng Vinh

+ Trạm y tế xã Quảng An

+ Trạm y tế xã Quảng Thọ

+ Trạm y tế xã Quảng Thành

+ Trạm y tế xã Quảng Phước

+ Trạm y tế xã Quảng Lợi

+ Trạm y tế xã Quảng Thái

+ Trạm y tế xã Quảng Ngạn

+ Trạm y tế xã Quảng Công.

-Biên chế: 190 cán bộ, trong đó:

+ TTYT: 125 cán bộ

+ Trạm y tế: 65 cán bộ

+ Tổng số Y, Bác sỹ: 52 (trong đó trình độ bác sỹ CKII là 1,CKI/ thạc sĩ là 15, Đại học là 21 và y sỹ làm công tác điều trị là 15).

+ Tổng số Dược: 17 (trong đó dược sĩ đại học, sau đại học là 4,dược sĩ cao đẳng là 9 và dược sĩ trung cấp là 4).

+ Tổng số Điều dưỡng: 44 (trong đó điều dưỡng đại học là 11,điều dưỡng cao đẳng là 26,điều dưỡng trung cấp là 6,điều dưỡng sơ cấp là 1).

+ Tổng số Nữ hộ sinh: 29 (trong đó đại học hộ sinh là 5, cao đẳng hộ sinh là 21 và trung cấp hộ sinh là 3 ).

+ Tổng số Kỹ thuật viên Y: 9 (trong đó đại học kỹ thuật viên là 3, cao đẳng kỹ thuật viên là 6).

+ Tổng số Hộ lý/lái xe/bảo vệ do trung tâm quản lý: 12.

+ Tổng số Cử nhân Y tế công cộng: 2.

+ Tổng số các cán bộ khác: 25 (trong đó đại học là 14, cao đẳng là 8, trung cấp là 3 ).

- Trong năm 2023, đơn vị đã cử đi đào tạo:

+ Chuyên khoa I: 7 bác sĩ với các chuyên khoa như Nội khoa, Mắt, Gây mê hồi sức, Y học gia đình và Y học cổ truyền.

+ Quản lý Nhà nước 05 cán bộ là lãnh đạo các khoa, phòng/TYT và cán bộ trong diện quy hoạch

+ Các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo trung hạn, ngắn hạn, đào tạo liên tục,...

* Tình hình khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền:

- Tổng số giường bệnh: 138 giường.

- Số bác sĩ/tổng số cán bộ y tế: 37/125.

- Số lượt khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền: 72.179 lượt.

3.3. Nhận xét và đề xuất với Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/05/2021 của Bộ Y tế.

3.3.1. Nhận xét và đánh giá với Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/05/2021 của Bộ Y tế.

- Về nhiệm vụ 

+ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác theo quy định của Thông tư số 07/2021/TT-BYT.

+ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Thông tư 07/2021/TT – BYT.

- Về cơ cấu tổ chức

+ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền gộp phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ và phòng Điều Dưỡng thành phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ - Điều dưỡng.

+ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền gộp Khoa Y tế công cộng và An toàn thực phẩm thành khoa Y tế Công cộng và An toàn thực phẩm.

+ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền gộp Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức thành Khoa Hồi sức cấp cứu – Phẫu thuật và Gây mê hồi sức.

+ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền gộp Khoa Nội, Khoa Nhi, Khoa Truyền Nhiễm thành Khoa Nội - Nhi- Truyền Nhiễm.

+ Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền gộp khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh thành 1 khoa chung

+ Ngoài ra Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền còn thiếu Khoa Răng hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng, Khoa Dinh dưỡng, Khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất.

3.3.2. Đề xuất với Thông tư số 07/2021/TT-BYT ngày 27/05/2021 của Bộ Y tế

- Về cơ cấu tổ chức:

+ Trung tâm nên bổ sung Liên chuyên khoa Răng hàm mặt – Mắt – Tai mũi họng để có điều kiện thuận lợi khám chữa các bệnh liên quan.

+ Trung tâm nên bổ sung Liên chuyên khoa dinh dưỡng, Khoa Tư vấn và điều trị nghiện chất.

+ Về nhân lực, nên bổ sung hoặc điều động các bác sĩ Răng hàm mặt, bác sĩ Chuyên khoa Mắt, Tai mũi họng khi thành lập sung Liên chuyên khoa Răng hàm mặt – Mắt – Tai mũi họng.

- Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Tiếp tục triển khai đầy đủ và tích cực các nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Y tế huyện.

+ Tích cực tăng cường công tác nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật về lĩnh vực liên quan.

- Về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền tiến hành gộp chung một số khoa phòng như: Khoa Hồi sức cấp cứu - Phẫu thuật và Gây mê hồi sức, Khoa Nội- Nhi-Truyền Nhiễm nên chúng tôi đề nghị trung tâm nên tách các khoa phòng trên để việc khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.

- Trung tâm Y tế nên thực hiện bổ sung, đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại địa phương.

- Đẩy mạnh hơn công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân về các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG II. TRẠM Y TẾ XÃ QUẢNG PHƯỚC

1.TYT xã Quảng Phước

 

2.Vẽ sơ đồ tổ chức cùng với mạng lưới cộng tác viên y tế thôn của Trạm Y tế xã Quảng Phước và sơ đồ toà nhà TYT.

2.1. Sơ đồ tổ chức cùng với mạng lưới cộng tác viên y tế thôn của Trạm Y tế xã Quảng Phước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Sơ đồ toà nhà TYT

SƠ ĐỒ TRẠM Y TẾ

XÃ QUẢNG PHƯỚC

 

TẦNG I

PHÒNG HẬU 

SẢN

 

 

HÀNH LANG

PHÒNG 

KHÁM THAI

PHÒNG KHÁM

PHÒNG 

CẤP THUỐC

 

 

 

PHÒNG 

CẤP CỨU

PHÒNG SINH

PHÒNG TRỰC

WC

 

 

WC

WC

 

 

TẦNG II

PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA

CẦU THANG

PHÒNG TRUYỀN THÔNG

PHÒNG 

CHÂM 

CỨU

PHÒNG HỌP 

CƠ QUAN

PHÒNG 

HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG 

CẤP THUỐC 

ĐÔNG Y

KHO

WC

 

 

3. Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của TYT xã Quảng Phước với Thông tư số 33/2015/TT-BYT và Thông tư số 32/2021 của Bộ Y tế.

3.1. Nhiệm vụ

Theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT và Thông tư số 32/2021 về hướng dẫn nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thì Trạm Y tế xã Quảng Phước nhìn chung đã thực hiện đầy đủ ,nhiệm vụ của TYT xã.

3.1.1. Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật :

Về y tế dự phòng

- Tiêm chủng vắc xin:

+ Tình hình tiêm chủng tại Trạm y tế xã Quảng Phước.

+ Số trẻ < 1 tuổi tiêm đủ mũi đạt 98,2%.

+ Số bà mẹ mang thai được bảo vệ UVSS đạt trên 98% nên không chế tình trạng uốn ván rốn cho trẻ sau sinh.

+ Tiêm chúng mở rộng cho trẻ < 1 tuổi: TYT hiện đang thiếu vắc xin vì vậy khuyến khích tiêm dịch vụ.

+ Các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chúng mở rộng.

+ Hiện tại, trạm y tế chỉ đang có vắc xin phòng ngừa lao BCG, vắc xin 5 in 1, vắc xin ngửa sởi và vắc xin viêm não Nhật Bản.

+ Tiêm vắc xin phòng Covid:

Trên 18 tuổi: mũi 1: 99,9%, mũi 2: 99,6%, mũi bổ sung: 61,2%

Trẻ 12 đến dưới 18 tuổi: mũi 1: 100%, mũi 2: 99,2%, mũi 3: 94,9%

Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi: mũi 1: 99,1%, mũi 2: 98%

- Bệnh truyền nhiễm:

+Lập kế hoạch chủ động phòng chống dịch.

+Chuẩn bị cơ sở vật chất, hóa chất, phương tiện, thuốc cũng như kiến thức phòng chống dịch.

+Thanh kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

+Thực hiện chương trình phòng chống lao:

Quản lý và điều trị 4/4: đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 3 bệnh nhân mới.

Tăng cường công tác tuyên tuyền, nâng cao kiến thức phòng chống bệnh lao để phòng tránh lây lan cho gia đình và cộng đồng.

+ Thực hiện chương trình phòng chống phong: Tăng cường công tác tuyên truyền bệnh phong, nâng cao nhận thức của người dân, trên địa bàn xã có 1 ca mắc bệnh với mức độ nhẹ.

+ Thực hiện chương trình HIV/AIDS:

Hiện số ca nhiễm HIV trên địa bàn xã là 02, củng cố và duy trì hoạt động BCĐ PC HIV/AIDS xây dựng kế hoạch hoạt động năm, quản lý tốt các nhóm đối tượng nguy cơ, truyền tông và tư vấn cho nhóm đối tượng di biến động và tư vấn trực tiếp cho bà mẹ mang thai làm xét nghiệm HIV trước khi sinh tuyên truyền giáo dục và giám sát bệnh nhân tại cộng đông, triền khai chương trình phối hợp phòng, chống HIV/AIDS giữa trạm y tế, Văn hóa xã và UBMTTQ Việt Nam xã, triển khai tháng lây truyền mẹ con và duy trì hoạt động các nhóm nòng cốt. Trạm Y tế thường xuyên phối hợp các ban ngành đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền phòng lây nhiễm HIV cho nhân dân như dùng bơm kim tiêm riêng, vợ chồng sống chung thủy, không nên quan hệ nhiều bạn tình,... hướng dẫn cho bà mẹ có thai xét nghiệm HIV sớm để có can thiệp uống thuốc ARV phòng lây nhiễm sang con.

Triển khai tháng hành động phòng chống HIV/AIDS.

Thường xuyên thăm hỏi người nhiễm, động viên và theo dõi việc uống thuốc ARV theo đúng phác đồ điều trị.

+Thực hiện chương trình phòng chống sốt rét: Hiện tại trong năm không có ca bệnh.

+ Công tác phòng chống dịch COVID-19:

Triển khai tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt “2K + Tiêm vắc xin” và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã.

Trong năm có 10 trường hợp F0 đã giám sát và hướng dẫn cách ly điều trị ở nhà.

-Bệnh không lây nhiễm:

+ Thực hiện chương trình phòng chống các rối loạn thiếu Iode:

Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân sử dụng muối iốt.

Khám phát hiện các trường hợp bướu cổ chuyển lên tuyến trên.

+Thực hiện chương trình phòng chống mù lòa:

Khám sàng lọc, chuyển lên tuyến trên mổ đục thủy tinh thể, tuyên truyền để các bệnh nhân đi khám sàng lọc và xử lý kịp thời.

+Quản lý tốt số người mắc bệnh không lây nhiễm như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, hen phế quản,...

THA: 897 trường hợp

ĐTĐ: 102 trường hợp

HPQ và COPD: 81 trường hợp

+ Thực hiện chương trình phòng chống bệnh khô mắt:

Tuyên truyền lợi ích của việc uống vitamin A, thực hiện các đợt chiến dịch uống vitamin A cho đối tượng trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi

+Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng:

Bệnh nhân quản lý và điều trị: 27, trong đó TTPL:18, ĐK:9.

Cung cấp đầy đủ thuốc, kịp thời, hiện tại trong xã ko có bệnh nhân đi lang thang.

+Thực hiện chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá:

Xây dựng nội quy làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.

Tuyên truyền tác hại của thuốc lá.

Nghiêm cấm cán bộ hút thuốc.

Treo biên bản tại trạm, phát tờ rơi cho cộng đồng và truyền thông qua loa đài.

+Bệnh chưa rõ nguyên nhân:Không có. Lý do: đã triển khai nhưng không có hiệu quả vì không phát hiện các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân.

+ Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch:

Công tác chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch đã được triển khai từ đầu năm thông qua các hoạt động:

UBND xã đến các hộ gia đình về phòng chống sốt xuất huyết và bệnh Tay-chân-miệng

Tổ chức nhiều đợt thau vét bọ gậy, vệ sinh môi trường và phun hóa chất chủ động phòng chống dịch nên chưa để dịch lớn xảy ra trên địa bàn.

+ Đẩy mạnh công tác TTGD phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng; Phối hợp liên ngành thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Tăng cường công tác giám sát dịch tế phát hiện sớm các trường hợp: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, tiêu chảy cấp, thương hàn, tả, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính..., xử lý dịch kịp thời các ca bệnh. Trong năm đã có 04 trường hợp mắc Sốt xuất huyết, Công tác PC Dịch Covid-19.

+ Trạm y tế tham mưu UBND xã xây dựng Kế hoạch và các phương án chủ động Phòng chống dịch tại địa phương.

+ Thực hiện ký cam kết phòng chống dịch ngay đầu năm

- Vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng:

Tuyên truyền nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch.

+ Số hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 2022: đạt 96,1%.

+ Số hộ gia đình trong xã sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: đạt 100%

- Tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng An Toàn

Thực hiện chương trình phòng chống tai nạn thương tích:

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục qua loa phát thanh của địa phương

- Y tế học đường:

+Thường xuyên phối hợp với Trung tâm Y tế huyện kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các trường học trên địa bàn xã, bếp ăn các trường học mầm non.

+ Xổ giun cho học sinh tiểu học và giáo viên địa bàn đạt tỷ lệ 100%.

+ Khám sức khỏe định kỳ cho toàn bộ học sinh tiểu học và THCS.

-Dinh dưỡng cộng đồng:

+Thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng:

Tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, vận động khám thai định kỳ, uống viên sắt và tiêm phòng đầy đủ, chế độ ăn của trẻ đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, béo, và vitamin khoáng chất.

+ Trong năm đã tổ chức 2 đợt cân đo để đánh giá tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Kết quả:

Tổng số trẻ dưới 5 tuổi: 455

Tổng số trẻ được đánh giá: 445

Đạt tỷ lệ: 97,8%

Tổng số trẻ suy dinh dưỡng theo cân nặng: 24, chiếm tỷ lệ: 6,06%

* So sánh với năm 2022 giảm 0,64% (2022: 6,76%)

- An toàn thực phẩm:Vệ sinh ATTP trạm y tế đã quản lý các cơ sở dịch vụ ăn uống, sản xuất kinh doanh, các quán ăn ven via hè, tham mưu UBND xã kiểm tra ký cam kết bảo đảm VSATTP

b. Về Khám chữa bệnh , kết hợp, ứng dụng YHCT trong phòng và chữa bệnh :

-Sơ cứu, cấp cứu ban đầu:

+Sơ cấp cứu thông thường tại trạm khi có trường hợp.

+Tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu.

-Khám bệnh, chữa bệnh:

+Số lần khám bệnh: 8.533 lượt

Trong đó

Khám BHYT: 6.759

Trẻ < 6 tuổi: 237

Khám và điều trị bằng đông y: 206, tổng số lượt châm:1.788

Khám dự phòng và các chương trình: 1.774

- Phục hồi chức năng (PHCN):

+ Phân công trách nhiệm cho đội ngũ y tế thôn bản quản lý, phát hiện bổ sung danh sách người khuyết tật báo lên cấp trên kịp thời.

- Kết hợp y học cổ truyền:

+ Tăng cường khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.

+ Tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu về lợi ích của việc điều trị bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền và dùng thuốc Nam.

+ Nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc Nam và châm cứu tại trạm.

- Bảo tồn cây thuốc quý:

+ Trồng và chăm sóc vườn thuốc Nam.

+ Một số loại thuốc Nam: Dâu tằm, sả, nhọ nồi, sâm đại

hành...

-Khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự:

+Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự cho 117 thanh niên.

c. Chăm sóc SKSS

- Quản lý thai:

+ Tăng cường công tác khám thai đủ 3 nội dung, tư vấn tốt.

+ Quản lý khám thai cho tất cả phụ nữ mang thai trong tháng và tư vấn sàng lọc trước sinh, sau sinh.

+ Lập danh sách phụ nữ thai nghén có nguy cơ cao, tổng hợp số sinh, số tử để khai báo:

Tổng số bà mẹ mang thai: 119

Tổng số lần khám thai: 458

Tổng số sinh: 109, trong đó sinh con thứ 3: 18, tỷ lệ:

16,51% ( giảm 2,97%)

- Hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường: Không có.

- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em: Kết quả đạt được như sau:

+ Tổng số lần khám phụ khoa/ điều trị: 1005/32

+ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ:

Thăm khám phụ nữ 42 ngày sau đẻ. 

Phát hiện xử lý tai biến sản khoa

Tuyên truyền phòng chống tai biến sản khoa, quản lý nguyên nhân: Khám, nguy cơ cao, chăm sóc trước, trong và sau đẻ.

Tuyên truyền, tư vấn và khám, điều trị bệnh phụ khoa thông thường.

Tư vấn cách phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

+Bảo vệ sức khỏe trẻ em:

Thống kê số liệu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, trẻ nhỏ hơn tuổi, trẻ em từ 5 -14 tuổi.

Có sổ theo dõi sức khỏe trẻ em có biểu đồ cân nặng.

Phối hợp liên ngành: Truyền thông giáo dục về dinh dưỡng, vitamin A, chương trình phòng chống tiêu chảy ở trẻ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, giun sán.

Thực hiện các chương trình y tế và khám chữa bệnh cho trẻ em.

d. Về cung ứng thuốc thiết yếu

- Quản lý nguồn thuốc, vắc xin theo quy định:

+ Đảm bảo cung ứng đủ thuốc khám chữa bệnh và phòng chống dịch.

+ Sử dụng thuốc độc, thuốc cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế.

+ Quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn thuốc BHYT, không có thuốc hết hạn.

+ Phối hợp thanh kiểm tra hành nghề y dược tư nhân.

- Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả:

+Hướng dẫn, tuyên truyền về thuốc, thuốc Nam.

-Phát triển vườn thuốc phù hợp với địa phương

+Trồng và chăm sóc vườn thuốc Nam.

+Một số loại thuốc Nam: Dâu tằm, sả, nhọ nồi, sâm đại

hành…

e. Về quản lý SKCĐ

- Quản lý sức khỏe hộ gia đình:

+ Hàng tháng kết hợp đội ngũ y tế thôn để điều tra y tế, tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh đến từng gia đình

- Người cao tuổi:

+ Lập danh sách người cao tuổi, theo dõi tình trạng sức khỏe người cao tuổi trong xã.

- Các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm

+ Quản lý các bệnh truyền nhiễm, bảo quản cơ số phòng

chống dịch.

+ Quản lý bệnh nhân Lao, Phong.

+ Báo dịch thường xuyên.

- Bệnh chưa rõ nguyên nhân: Không có.

- Bệnh không lây nhiễm :Quản lí sổ theo dõi các bệnh mạn tính.

- Bệnh mạn tính:

+ Quản lí sổ theo dõi các bệnh mạn tính.

+ Quản lý sổ sách, ghi chép đơn thuốc để bộ phận Dược cấp thuốc Tâm thần cho bệnh nhân.

- Phối hợp quản lý sức khỏe học đường: Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học theo quy định.

- Bệnh chưa rõ nguyên nhân:Không có. Lý do : Không phát hiện các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân.

- Bệnh không lây nhiễm

+ Quản lí sổ theo dõi các bệnh mạn tính.

- Bệnh mạn tính:

+ Quản lí sổ theo dõi các bệnh mạn tính.

+ Quản lý sổ sách, ghi chép đơn thuốc để bộ phận Dược cấp thuốc Tâm thần cho bệnh nhân.

- Phối hợp quản lý sức khỏe học đường.

+ Thực hiện việc thống kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học theo quy định.

f.Về truyền thông,GDSK

- Cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch,tiêm chủng :

+ Tuyên truyền giáo dục thường xuyên nhất là các thời điểm bùng phát dịch, phối hợp Trung tâm Y tế huyện tổ chức các buổi họp dân để cộng đồng nhận thức và thay đổi hành vi cùng hưởng ứng tham gia phòng chống dịch có hiệu quả.

+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về các bệnh rối loạn do thiếu Iode, mù lòa.

+ Tuyên truyền rộng rãi các buổi tiêm chủng dưới mọi hình thức.

+ Phối hợp liên ngành để vận động về tiêm chủng.

- Tuyên truyền biện pháp phòng, chống

+ Thực hiện tốt việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, qua các hình thức như trực tiếp, điện thoại, đài truyền thanh.

+ Tuyên truyền, giáo dục trong phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp, Sốt xuất huyết, Lao, Phong, HIV/AIDS.

+ Tuyên truyền, giáo dục trong phòng chống rối loạn thiếu Iode, bệnh mù lòa.

-Tuyên truyền, tư vấn, vận động tham gia thực hiện chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ:

+ Tuyên truyền giáo dục về nước sạch, hố xí hợp vệ sinh, xử lý rác thải và phân súc vật.

+ Tuyên truyền phòng chống tai biến sản khoa.

+ Tuyên truyền, tư vấn khám và điều trị các bệnh phụ khoa thông thường.

+ Truyền thông giáo dục về dinh dưỡng.

- Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Truyền thông giáo dục thông tin về kế hoạch hóa gia đình.

3.1.2.Hướng dẫn chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản 

a. Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản.

- Hiện tại 8 thôn có 8 cộng tác viên đã được cử đi học về y tế thôn bản.

b. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật

-Hiện tại hầu hết mọi người đều đến cơ sở y tế để sinh, không có trường hợp sinh ở nhà, trạm y tế thường xuyên họp và giao ban với y tế thôn bản hướng dẫn về việc đo huyết áp và quản lý các bệnh tật.

3.1.3. Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.

-TYT thường xuyên giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo ,tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế

3.1.4.Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã.

+ Theo dõi và giám sát thị trường thuốc ở xã, chống thuốc giả.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất.

- Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.

+Trong năm qua chưa phát hiện cơ sở y tế nào vi phạm trên địa bàn, trạm luôn có kế hoạch thanh kiểm tra khi cần thiết.

3.1.5.Thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình ,thực hiện cung cấp dịch vụ, kế hoạch hóa gia đình

- Thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình:

+ Truyền thông, giáo dục, thông tin về kế hoạch hóa gia đình.

+ Quản lý số liệu về kế hoạch hóa gia đình.

- Thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

 

+ Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

+ Lồng ghép thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình vào các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản.

3.1.6.Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

- Thống kê các số liệu về bà mẹ mang thai, trẻ dưới 2 tuổi, trẻ dưới 5 tuổi, các ca sốt xuất huyết, tiêu chảy trên địa bàn.

- Báo cáo tử vong, cập nhật số liệu hàng tháng.

3.1.7. Thường trực Ban CSSK cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn

- Xây dựng kế hoạch hoạt động CSSK, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

+ Xác định những vấn đề sức khỏe ưu tiên cần giải quyết hằng năm, hằng tháng trên cơ sở tầm quan trọng của vấn đề (kỹ thuật, nguồn lực cho phép, sự chấp nhận và tham gia của cộng đồng).

-Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về CSSKBĐ cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

+ Lập kế hoạch hoạt động chung của trạm.

+ Lên lịch công tác và điều hành công việc hằng ngày ở trạm.

+ Thực hiện phân công công việc trong trạm để phụ trách từng mặt và ủy quyền cho người khác khi cần thiết.

3.1.8. Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.

- Thực hiện tốt chế độ quân dân y phối kết hợp.

3.1.9. Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp, dự trù, đặt hàng và phân phối vật tư, thuốc men.

- Tạo nguồn kinh phí hoạt động, thường xuyên giám sát, kiểm tra thu chi, phân bổ duyệt chi.

- Tổ chức triển khai các công việc hằng ngày, các chương trình y tế, các công việc đột xuất, các công tác luân phiên(trực, xuống tổ dân phố, thăm gia đình...)

-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

3.1.10.Các nhiệm vụ khác như:

- Luân chuyển cán bộ từ trạm Y tế này qua trạm Y tế khác.

- Các công việc được điều động từ trung tâm Y tế huyện

- Các công việc do Ủy ban nhân dân xã giao: các hội họp, các buổi lễ dâng hương, phối hợp với đoàn khám từ thiện, trực trạm kịp thời trong mùa mưa bão và hỗ trợ người dân sau thiên tai...

- Công tác phòng chống thiên tai thảm họa:

+ Xây dựng kế hoạch phòng chống bão lụt, theo phương châm 4 tại chỗ.

+ Đảm bảo trực gác 24h/24h khi có lụt bão.

+ Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão.

3.2.Cơ cấu tổ chức

- Nhân lực:Trạm Y tế xã Quảng Phước có 6 CBYT bao gồm:

+ 1 trưởng trạm là BSCKI

+ 5 CBYT còn lại gồm các chức danh: 1 BS YHCT, 2 y tá điều dưỡng, 1 nữ hộ sinh và 1 cán bộ dân số Xã Quảng Phước có tổng cộng 6 thôn, mỗi thôn đều có một nhân viên y tế thôn bản.

-Các chức danh tại TYT xã Quảng Phước:

+ Bác sĩ CK1: Phan Dũng (Trưởng Trạm Y tế xã Quảng Phước)

+ Bác sĩ YHCT: Nguyễn Hữu Phúc

+ Y tá điều dưỡng: Phan T. N. Quỳnh

+ Y tá điều dưỡng: Ngô Thị Liễu (Phó trưởng Trạm Y tế xã Quảng Phước)

+ Nữ hộ sinh: Hồ T. K. Phượng

+ Cán bộ dân số: Phan T. N. Oanh

- Vật lực:Trạm Y tế xã Quảng Phước có tổng diện tích 2125m2, trong đó diện tích khối nhà chính là 370m2, tỷ lệ diện tích cây xanh/mặt bằng là 1000m2, nguồn nước sinh hoạt được sử dụng tại trạm là nước máy, trạm sử dụng hố xí tự hoại.

- Các khoa phòng tại TYT xã Quảng Phước:

+ Phòng hành chính – giao ban

+ Phòng khám bệnh

+ Phòng sơ cứu, cấp cứu

+ Phòng tiêm

+ Phòng y dược học cổ truyền

+ Phòng khám phụ khoa

+ Phòng đẻ (sanh), thủ thuật KHHGĐ

+ Quầy thuốc, kho thuốc

+ Phòng lưu bệnh, sản phụ

+ Phòng tư vấn, TTGDSK

+ Phòng trực

+ Phòng khám thai

+ Phòng châm cứu

- Các trang thiết bị cơ bản tại TYT:

+Trang thiết bị khám chữa bệnh: huyết áp kế, ống nghe, đèn khám, cân sức khỏe có

thước đo chiều cao, bộ khám ngũ quan, đèn clar, bộ thử thị lực mắt và bảng thử thị

lực.

+Sơ cấp cứu: bình oxy + bộ làm ẩm có đồng hồ + mask thở oxy, bóng bóp cấp cứu trẻ em dùng nhiều lần, bộ nẹp chân, bộ nẹp tay, bộ nẹp cổ, cáng tay.

+Bộ dụng cụ tiêm, tiêm thủ thuật, tiêm chủng mở rộng: xe tiêm, xe đẩy cấp phát thuốc và dụng cụ, bàn tiểu phẫu, bộ dụng cụ tiểu phẫu, giá treo dịch truyền, tủ đựng thuốc và dụng cụ, hộp chống sốc, phương tiện bảo quản vắc xin.

+Bộ dụng cụ y dược cổ truyền: giường châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, máy điện châm,

đèn hồng ngoại điều trị.

+Bộ dụng cụ sản phụ khoa: bàn khám phụ khoa, bộ dụng cụ khám phụ khoa, bộ dụng cụ kiểm tra tử cung.

+Tuy nhiên tại TYT vẫn chưa có: máy đo đường máu cá nhân, máy khí dung, bóng bóp cấp cứu người lớn dùng nhiều lần, bộ mở khí quản cho người lớn, bộ mở khí quản cho trẻ em, kẹp lấy dị vật cho người lớn, kẹp lấy dị vật cho trẻ em, bộ dụng cụ nhổ răng sữa

+Trạm hiện tại có đầy đủ các thuốc thiết yếu theo qui định của Bộ Y tế tại TYT cho nhu cầu khám chữa bệnh. Về túi y tế thôn bản thì không có, TYT chỉ chuẩn bị một số thuốc thiết yếu, bông băng, thuốc đỏ.

+Những tài liệu phục vụ cho công tác KCB và DP của TYT xã Quảng Phước: sách

chuyên môn y tế, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn hiện hành các chương trình y

tế, tài liệu về y học cổ truyền, các tài liệu tuyên truyền hướng dẫn.

3.3.Nhận xét về Nhiệm vụ và Cơ cấu Tổ chức tại xã Quảng Phước

3.3.1.Nhận xét về nhiệm vụ của TYT Quảng Phước

Trạm Y tế xã Quảng Phước thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo Thông tư số 33/2015/TT-BYT và Thông tư số 32/2021/TT-BYT về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Trạm đã triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, bao gồm khám chữa bệnh, phòng chống dịch, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, quản lý bệnh xã hội và các chương trình y tế quốc gia.

Tuy nhiên, công tác dự phòng các bệnh chưa rõ nguyên nhân vẫn chưa được triển khai đầy đủ, chưa đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa một số bệnh tật trong cộng đồng.

3.3.2.Nhận xét về cơ cấu tổ chức của TYT Quảng Phước

Trạm Y tế xã Quảng Phước có đầy đủ các khoa phòng cần thiết, cơ sở hạ tầng đạt chất lượng tốt, trang thiết bị cơ bản đầy đủ để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân.

Trạm Y tế có đủ đội ngũ nhân lực để thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cụ thể, trạm có 14 cộng tác viên dân số, mỗi thôn có từ 2 đến 3 cộng tác viên để quản lý và hỗ trợ công tác y tế tại địa phương. Tuy nhiên, vẫn cần bồi dưỡng thêm về chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên y tế tại trạm.

3.3.3.Thuận Lợi

Trạm y tế xã Quảng Phước đạt được các tiêu chí theo theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT. Đảm bảo chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương.

Trạm y tế xã nằm ngày trung tâm xã nên việc tiếp cận các dịch khám chữa bệnh, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ ban đầu và còn rất thuận tiện cho người dân đặc biệt là những người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật,.. nằm trên địa bàn xã.

Có các thiết bị khám, chữa bệnh, sơ cấp cứu, bộ dụng cụ tiêm, tiêm thủ thuật, tiêm chủng mở rộng, bộ dụng cụ y dược cổ truyền, bộ dụng cụ sản phụ khoa tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn xã.

Nhân viên y tế thôn bản đều được trang bị các túi thuốc y tế cơ bản .

Có thể áp dụng mô hình y học gia đình để tăng cường liên kết giữa bác sĩ và người dân để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sự hài lòng của dân khi sử dụng dịch tại Trạm y tế.

3.3.4.Bất cập

Đầu tiên là trạm y tế vẫn còn thiếu Máy đo đường máu cá nhân, bóng bóp cấp cứu trẻ em và người lớn dùng nhiều lần, xe đẩy cấp phát thuốc và dụng cụ, kẹp lấy dị vật cho trẻ em và người lớn, bộ dụng cụ nhổ răng sữa, bộ mở khí quản cho người và trẻ em.

Tình trạng thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng.

Trạm y tế không có đủ cơ sở vật chất và chuyên môn để xét nghiệm đường máu trung ương, cũng như xét nghiệm đường máu mao mạch không được bảo hiểm thanh toán, nên trạm y tế chưa triển khai điều trị tại trạm mà chủ yếu quản lý bệnh nhân

3.3.5.Kiến nghị

Cần nâng cấp cơ sở vật chất của trạm, trang bị thêm các thiết bị y tế hiện đại để phục vụ công tác khám chữa bệnh và phục hồi sức khỏe cho người dân.

Tổ chức các chương trình bồi dưỡng, đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ y tế tại trạm để nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Phối hợp với UBND xã và Trung tâm Y tế huyện Quảng Điền để tăng cường công tác dự phòng và phát triển các chiến lược y tế cộng đồng hiệu quả hơn.

Tiếp tục duy trì và phát huy các thành tựu trong công tác y tế để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt hơn.

4. Một số hoạt động dự phòng tại trạm Y tế xã

4.1. Hoạt động khám, chữa bệnh

- Chủ trọng công tác đào tạo về cập nhật kiến thức chuyên môn, đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tại trạm.

- Lượt khám chữa bệnh: 8533 lượt, trong đó khám BHYT là 6759 lượt, khám cho trẻ dưới 6 tuổi là 237 lượt, khám và điều trị bằng Đông y là 206 lượt, khám dự phòng là 774 lượt.

4.2. Phòng chống dịch

- Tham mưu lập kế hoạch ngày đầu năm, hàng tháng phối hợp với các ban ngành thực hiện các chiến dịch thau vét bọ gậy, xử lý ca bệnh, giám sát dịch… Hàng năm tham mưu với chính quyền xã tổ chức hội nghị “Phòng chống dịch bênh” thực hiện ký cam kết phòng chống dịch với các trường, xí nghiệp, tổ chức tôn giáo và hơn 2300 hộ dân.

Dịch bệnh nổi bật: Sốt xuất huyết. Số người mắc sốt xuất huyết: 4 ca( có 2 ca vãng lai).

4.3. Phòng chống Lao

- Số bệnh nhân quản lý: 4

- Quản lý 100% bệnh nhân lao trên địa bàn

- Duy trì giao ban hàng tháng, giám sát bệnh nhân tại nhà, cấp phát thuốc đầy đủ, đúng thời gian.

4.4.Vệ sinh môi trường, nước sạch

- Tổng số hộ dân dung nước sạch: 100%

- Số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh: 96,1% (chủ yếu là hố xí tự hoại)

4.5. Chương trình TCMR

- Trẻ từ 0-12 tháng được tiêm đầy đủ đạt 98,2%

- Tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai đạt tỷ lệ 98%

- Thực hiện dự án Rotavin

4.6. BVBMTE-KHHGĐ

- Tỷ lệ bà mẹ sinh có cán bộ y tế chăm sóc đạt 100%

-Số phụ nữ mang thai: 119 người, Khám thai: 459 lượt, Khám phụ khoa: 1005 lượt.

- Tỷ lệ khám mang thai: 99,8%

- Có 32 trường hợp điều trị phụ khoa tại trạm y tế.

- Số lượng sinh: 109 trường hợp.

- Tuyên truyền, vận động, tư vấn sử dụng các biện pháp tránh thai như đình sản, bcs, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy, dụng cụ tử cung,..

- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại: 65,1%

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 10,1/1000

- Tư vấn sàng lọc trước sinh, sau sinh cho bà mẹ mang thai

4.7. BV SK tâm thần

- Số lượng bệnh nhân: 27 bệnh nhân tâm thần, động kinh trong đó tâm thần phân liệt là 18 người, động kinh 9 người.

- Cấp phát thuốc định kỳ 2 lần/tháng

- Họp tổ gia đình bệnh nhân 2 lần/năm

4.8. Phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống KST

-Trạm y tế phối hợp các ban ngành đoàn thể để tuyên truyền, cung cấp kiến thức phòng chông suy dinh dưỡng cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng: 6,06%

Tổ chức 2 đợt uống vitamin A cho trẻ tử 6 tháng đến 36 tháng tuổi bao phủ đạt: 99,6%

Tổ chức 2 đợt uống thuốc sổ giun cho học sinh hàng năm.

4.8.Cao huyết áp

-Trạm y tế quản lý 897 trường hợp.

-75% bệnh nhân đên trạm y tế để được cấp phát thuốc điều trị.

4.9. Đái tháo đường

-Trạm y tế quản lý 102 trường hợp. Tuy nhiên trạm y tế không có đủ cơ sở vật chất và chuyên môn để xét nghiệm đường máu trung ương, cũng như xét nghiệm đường máu mao mạch không được bảo hiểm thanh toán, nên trạm y tế chưa triển khai điều trị tại trạm mà chủ yếu quản lý bệnh nhân.

4.10. COPD và hen phế quản

-Trạm y tế quản lý 81 trường hợp.

1005 bệnh nhân được khám và điều trị tại trạm.

3.2.3.11. Hệ thống thông tin sức khỏe điện tử, khám chữa bệnh từ xa

Tỷ lệ có hồ sơ sức khỏe điện tử: 95,9%

Tỷ lệ khám chữa bệnh từ xa: 96,1%

Chương III.Thu thập số liệu thông tin tại thôn Khuông Phò xã Quảng Phước,huyện Quảng Điền ,tỉnh Thừa Thiên Huế

kết quả

Viết vào bản word đầy đủ không đạo văn theo các yêu cầu của bài cá nhân quản lý y tế

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn