Đọc bài thơ:ĐỀ 3 I. PHẦN ĐỌC (4,0 điểm) Đọc bài thơ: MẸ ƠI, ĐỜI MẸ Huy Cận Mẹ ơi, đời mẹ khổ nhiều Trách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùng Mà lòng yêu sống lạ lùng Mẹ không phút nản thương chồng, nuôi con. "Đắng cay ngậm quả bồ hòn, Ngậm lâu hoá ngọt!" Mẹ còn đùa vui! Sinh con mẹ đã sinh đời Sinh ra sự sống, mẹ ngồi chán sao? Quanh năm có nghỉ ngày nào! Sớm khuya làm lụng người hao mặt gầy. Rét đông đi cấy đi cày Nóng hè bãi cát, đường lầy đội khoai. Bấu1 chân khỏi ngã dốc nhoài Những chiều gánh nước gặp trời đổ mưa. Giận thầy, mẹ chẳng nói thưa, Vỉa2 câu chua chát lời thơ truyện Kiều. Cắn răng bỏ quá trăm điều Thuỷ chung vẫn một lòng yêu đời này. Mẹ là tạo hoá tháng ngày Làm ra ngày tháng sâu dày đời con. 1-1974 (Huy Cận, thơ và đời, NXB Văn học, 2012,Tr.68) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 2.Hình ảnh mẹ vất vả “quanh năm”, “sớm khuya làm lụng” được gợi lên ở những câu thơ nào trong bài thơ? Câu 3. Giải thích nghĩa của từ “thuỷ chung”,“tạo hoá”. Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ sau: Mẹ là tạo hoá tháng ngày Làm ra ngày tháng sâu dày đời con Câu 5. Từ nội dung bài thơ, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm) : Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của lòng hiếu thảo Câu 2 (4,0 điểm): Hãy viết một văn bản nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mẹ ơi, đời mẹ” (Huy Cận) ở phần Đọc. Chú thích: (1)"Bấu" là động tác bám chặt các đầu ngón chân trên nền đất trơn để cho khỏi ngã. (2)"Vỉa" là chọn ra được những câu thơ phù hợp nhất với hoàn cảnh, đọc lên mọi người cùng nghe. (*)Nhà thơ Huy Cận (1919-2005) là cây bút hàng đầu của trào lưu Thơ mới, là nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh những thi phẩm giàu cảm hứng vũ trụ cho thấy một thế giới nội tâm sâu lắng, ông còn có những bài thơ rất chân thành trong cảm xúc về gia đình.Bài thơ “Mẹ ơi, đời mẹ” viết năm 1974 là một sáng tác như thế. |