Câu văn: “Muối Bé hí hửng kể” thể thể hiện tâm trạng gì của nhân vật Muối Bé?MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To: Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp… Advertisement Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể: Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… ( Theo Truyện cổ tích chọn lọc)
Câu 1: Câu văn: “Muối Bé hí hửng kể” thể thể hiện tâm trạng gì của nhân vật Muối Bé? A. Vui vẻ, hào hứng. B. Lo lắng, băn khoăn. C. Ngại ngùng, e thẹn. D. Hạnh phúc, sung sướng. Câu 2: biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? A. So Sánh. B. Nhân hoá. C. ẩn dụ. D. tất cả phương án trên. Câu 3: tác dụng của phép điệp ngữ trong câu: “Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng Muối To thèm khát cuộc sống như Muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” là gì? A. Diễn tả sự trôi đi ngày một xa dần của Muối bé bé theo dòng nước mưa. B. Diễn tả mong muốn được tan chảy vào dòng nước của Muối To. C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và bao niềm khao khát của Muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống. D. Thể hiện sự chán chường thất vọng của Muối To. Câu 4: dòng nào sau đây nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “em đến chia tay chị này, em sắp được hòa tan trong đại dương.” Là gì? A. đánh dấu từ ngữ mang ý nghĩa đặc biệt. B. đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. C. làm cho câu văn dài trở nên rõ ràng hơn. D. đánh dấu phần trích dẫn tài liệu, ghi chú. Câu 5: Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm... ” A. xác định địa điểm của sự việc diễn ra trong câu. B. Xác định cách thức thực hiện hành động trong câu. C. xác định phương tiện thực hiện hành động trong câu. D. xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu. Câu 6: có mấy cụm động từ trong câu văn sau: “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh...” A. Một cụm động từ. B. Hai cụm động từ. C. Ba cụm động từ. D. Bốn cụm động từ. Câu 7: nhóm từ nào không chứa toàn từ láy? A. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, hí hửng. B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng. C. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng.
D. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng, chu du. Câu 8: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Thuyết minh. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Miêu tả. Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của nhân vật người Muối To không? Vì sao? Câu 10: em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 ( 1,0 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn: Advertisement Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Câu 3 (1,0 điểm). Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “ dại” còn muối Bé lại thấy là “ tuyệt lắm” ? Câu 4 (0,5 điểm). Khi vào mùa thu hoạch, số phận của muối To như thế nào? Câu 5 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên? Lời giải 1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 2. Phân tích được cấu trúc ngữ pháp của câu văn đã cho. Mỗi thành phần được 0,25 điểm. Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Advertisement CN VN CN VN 3. - Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “ dai” vì sẽ đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa. - Muối Bé cho là “ tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân, được cống hiến sức mình cho trái Đất… 4. Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm. 5. Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh: - Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị riêng của mình. - Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng cho đời những điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình.
|