Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu văn: “Muối Bé hí hửng kể” thể thể hiện tâm trạng gì của nhân vật Muối Bé?

MUỐI TO, MUỐI BÉ

Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Muối To trố mắt:

Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên!

Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp…

Advertisement

 Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó.

Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể:

Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…

Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…

( Theo Truyện cổ tích chọn lọc)

 

 

 

Câu 1: Câu văn: “Muối Bé hí hửng kể” thể thể hiện tâm trạng gì của nhân vật Muối Bé?

A. Vui vẻ, hào hứng.

B. Lo lắng, băn khoăn.

C. Ngại ngùng, e thẹn.

D. Hạnh phúc, sung sướng.

Câu 2: biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

 A. So Sánh.

B. Nhân hoá.

C. ẩn dụ.

D. tất cả phương án trên.

Câu 3: tác dụng của phép điệp ngữ trong câu: “Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng Muối To thèm khát cuộc sống như Muối , muốn hòa tan, hòa tan…” là gì?

A. Diễn tả sự trôi đi ngày một xa dần của Muối bé bé theo dòng nước mưa.

B. Diễn tả mong muốn được tan chảy vào dòng nước của Muối To.

C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và bao niềm khao khát của Muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.

D. Thể hiện sự chán chường thất vọng của Muối To.

Câu 4: dòng nào sau đây nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “em đến chia tay chị này, em sắp được hòa tan trong đại dương.” Là gì?

A. đánh dấu từ ngữ mang ý nghĩa đặc biệt.

B. đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

C. làm cho câu văn dài trở nên rõ ràng hơn.

D. đánh dấu phần trích dẫn tài liệu, ghi chú.

Câu 5: Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm... ”

A. xác định địa điểm của sự việc diễn ra trong câu.

B. Xác định cách thức thực hiện hành động trong câu.

C. xác định phương tiện thực hiện hành động trong câu.

D. xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.

Câu 6:  có mấy cụm động từ trong câu văn sau: “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh...”

A. Một cụm động từ.

B. Hai cụm động từ.

C. Ba cụm động từ.

D. Bốn cụm động từ.

Câu 7: nhóm từ nào không chứa toàn từ láy?

 A. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, hí hửng.

B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng.

C. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng.

 

D. Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng, chu du.

Câu 8:  xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

 

 A. Thuyết minh.

B. Nghị luận.

C. Tự sự.

D. Miêu tả.

Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của nhân vật người Muối To không? Vì sao?

Câu 10: em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 ( 1,0 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:

Advertisement

    Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Câu 3 (1,0 điểm). Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “ dại” còn muối Bé lại thấy là “ tuyệt lắm” ?

Câu 4 (0,5 điểm). Khi vào mùa thu hoạch, số phận của muối To như thế nào?

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên?

Lời giải

1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2. Phân tích được cấu trúc ngữ pháp của câu văn đã cho. Mỗi thành phần được 0,25 điểm.

   Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Advertisement

    CN           VN                 CN                        VN

3.  - Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “ dai” vì sẽ đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa.

- Muối Bé cho là “ tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân, được cống hiến sức mình cho trái Đất…

4. Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.

5. Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh:

- Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị riêng của mình.

- Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng cho đời những điều đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời mình.

 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
23
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là phần đáp án cho các câu hỏi, cùng với phần giải thích chi tiết cho câu hỏi đầu tiên mà bạn đã đề cập:

### Câu 1: Tâm trạng của nhân vật Muối Bé trong câu văn "Muối Bé hí hửng kể" là gì?
**Đáp án: A. Vui vẻ, hào hứng.**

**Giải thích:**
Câu văn "Muối Bé hí hửng kể" cho thấy Muối Bé đang ở trong tâm trạng rất vui vẻ và hào hứng khi kể về việc nó sẽ hòa tan trong đại dương. Từ "hí hửng" biểu thị sự vui vẻ, phấn khởi và lạc quan về chuyến hành trình mà nó sắp trải qua. Điều này thể hiện sự khác biệt trong suy nghĩ giữa Muối Bé và Muối To, khi Muối Bé thấy việc hòa tan là một điều tươi đẹp, còn Muối To lại lo lắng về việc đánh mất bản thân.

### Câu 2: Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
**Đáp án: B. Nhân hoá.**
- Trong đoạn văn, các hạt muối được nhân hoá, có khả năng suy nghĩ, cảm xúc và hành động như con người.

### Câu 3: Tác dụng của phép điệp ngữ trong câu “Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng Muối To thèm khát cuộc sống như Muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” là gì?
**Đáp án: C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và bao niềm khao khát của Muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.**

### Câu 4: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “em đến chia tay chị này, em sắp được hòa tan trong đại dương.” là gì?
**Đáp án: B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.**

### Câu 5: Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm...”, phần nào xác định thời gian diễn ra sự việc?
**Đáp án: D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.**

### Câu 6: Có mấy cụm động từ trong câu văn sau: “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh...”?
**Đáp án: B. Hai cụm động từ.**
- "ngạo nghễ" và "nhìn" là các cụm động từ chính.

### Câu 7: Nhóm từ nào không chứa toàn từ láy?
**Đáp án: B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng.**
- Từ "sạch đẹp" trong nhóm này không phải là từ láy.

### Câu 8: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
**Đáp án: C. Tự sự.**

### Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của nhân vật Muối To không? Vì sao?
**Gợi ý trả lời:**
- Câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của bạn. Bạn có thể nói rằng bạn không đồng tình với Muối To vì nó sống ích kỷ mà không nhìn nhận giá trị của việc cống hiến, trong khi Muối Bé lại có thái độ tích cực hơn với cuộc sống.

### Câu 10: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
**Gợi ý trả lời:**
- Bài học có thể liên quan đến việc sống cống hiến và tìm giá trị trong việc hòa mình vào cộng đồng, thay vì chỉ cố giữ những gì mình có mà không chia sẻ với người khác.

Hy vọng các đáp án và giải thích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung của văn bản và các câu hỏi liên quan!
1
0
bảo hân
27/12 21:37:59
+5đ tặng
Câu 1: Câu văn: “Muối Bé hí hửng kể” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật Muối Bé?
Đáp án: A. Vui vẻ, hào hứng.
Câu 2: Biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
Đáp án: B. Nhân hoá.
Câu 3: Tác dụng của phép điệp ngữ trong câu: “Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng Muối To thèm khát cuộc sống như Muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” là gì?
Đáp án: C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và bao niềm khao khát của Muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.
Câu 4: Dòng nào sau đây nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “em đến chia tay chị này, em sắp được hòa tan trong đại dương.” Là gì?
Đáp án: B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 5: Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp, bày bán trong các cửa hàng thực phẩm...”
Đáp án: D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.
Câu 6: Có mấy cụm động từ trong câu văn sau: “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh...”
Đáp án: B. Hai cụm động từ.
Câu 7: Nhóm từ nào không chứa toàn từ láy?
Đáp án: B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng.
Câu 8: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Đáp án: C. Tự sự.
Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của nhân vật Muối To không? Vì sao?
Đáp án: Không, vì Muối To sống ích kỉ, không biết cống hiến và chia sẻ giá trị của mình cho cuộc sống. Nó chỉ biết giữ mãi những gì của riêng mình và cuối cùng bị coi là phế phẩm, trong khi Muối Bé hòa tan và có thể làm những điều có ích cho đời.
Câu 10: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
Đáp án: Bài học từ câu chuyện là chúng ta nên biết cống hiến, chia sẻ giá trị của bản thân cho cộng đồng, thay vì chỉ giữ những gì riêng tư cho mình. Hãy mở lòng và tham gia vào dòng chảy chung của xã hội để được sống ý nghĩa hơn.

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Đáp án: Phương thức biểu đạt chính là Tự sự.
Câu 2 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn:
“Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.”
Đáp án:
“Em” (chủ ngữ)
“đến chia tay chị này” (động từ + tân ngữ)
“em sắp được hòa trong đại dương” (chủ ngữ + động từ + tân ngữ).
Câu 3 (1,0 điểm): Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “dại” còn muối Bé lại thấy là “tuyệt lắm”?
Đáp án:
Muối To cho là “dại” vì nó sợ mất đi bản sắc của mình khi hòa tan vào đại dương.
Muối Bé lại thấy là “tuyệt lắm” vì nó nhìn thấy sự tự do, được hòa vào dòng chảy của tự nhiên và có thể đóng góp giá trị cho trái đất.
Câu 4 (0,5 điểm): Khi vào mùa thu hoạch, số phận của muối To như thế nào?
Đáp án: Khi vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.
Câu 5 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên?
Đáp án:
Muối To: Biểu tượng cho những con người ích kỷ, chỉ giữ những giá trị riêng của bản thân mà không chịu hòa mình vào cộng đồng hay cống hiến cho xã hội.
Muối Bé: Biểu tượng cho những con người biết cống hiến, không sợ mất đi bản thân khi hòa vào dòng chảy chung, sẵn sàng đóng góp cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ancolie
27/12 21:45:26
+4đ tặng

Câu 1: 

  • Đáp án: A. Vui vẻ, hào hứng.

Câu 2: 

  • Đáp án: B. Nhân hoá.

Câu 3: 

  • Đáp án: C. Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối và bao niềm khao khát của Muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.

Câu 4: 

  • Đáp án: B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 5: 

  • Đáp án: D. Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.

Câu 6: 

  • Đáp án: B. Hai cụm động từ.
    • Cụm 1: "Ngạo nghễ".
    • Cụm 2: "Nhìn chúng bạn".

Câu 7:  Đáp án: B. Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát, hí hửng.
(Vì "sạch đẹp" không phải từ láy).

Câu 8:

  • Đáp án: C. Tự sự.

Câu hỏi tự luận

Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của nhân vật Muối To không? Vì sao?

  • Em không đồng tình với suy nghĩ và hành động của Muối To. Muối To quá ích kỷ, chỉ nghĩ đến việc bảo vệ giá trị riêng của mình mà không nhận ra rằng giá trị thật sự của cuộc sống nằm ở sự cống hiến và hòa mình vào tập thể. Vì lối sống khép kín đó, Muối To không được trân trọng và không tìm được niềm vui ý nghĩa trong cuộc đời.

Câu 10: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?

  • Câu chuyện dạy em rằng mỗi người cần biết sống vì cộng đồng, biết hòa nhập và cống hiến giá trị của mình cho xã hội. Sự ích kỷ và chỉ giữ riêng cho mình sẽ khiến ta mất đi những cơ hội trải nghiệm ý nghĩa và làm cuộc sống trở nên cằn cỗi.
0
0
Bill Sans
27/12 21:45:49
+3đ tặng
câu a nha tình yêu

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×