Gíúp mình giải phần trắc nghiệm đúng sai ạ!II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Bạn Tuấn đang thiết kế một banner quảng cáo bằng Inkscape. Để tạo ra các hình dạng cơ bản cho banner, bạn Tuấn cần sử dụng công cụ nào và nếu các hình không đạt yêu cầu, bạn Tuấn nên làm gì? a) Sử dụng công cụ Rectangle, Ellipse, và Star để tạo ra các hình dạng cơ bản. Sau đó sử dụng công cụ Bezier để vẽ thêm chi tiết. b) Chỉnh sửa màu sắc và độ dày của viền hình bằng cách vào mục Fill and Stroke. c) Không cần chỉnh sửa hình dạng vì chúng đã đẹp ngay từ đầu. d) Sử dụng công cụ Node để điều chỉnh các điểm nút trên hình dạng để đạt được thiết kế mong muốn. Câu 2. Bạn Hùng muốn kết hợp hai hình tròn thành một hình duy nhất trong Inkscape. Bạn Hùng nên làm gì? a) Chọn cả hai hình, sau đó sử dụng Path > Union để gộp chúng lại. b) Dùng công cụ Bezier để vẽ lại hình kết hợp. c) Chọn cả hai hình, sau đó nhấn Ctrl + D để nhân đôi và gộp lại. d) Chọn cả hai hình và chỉnh sửa bằng công cụ Node. Câu 3: Bạn Hoàng muốn chỉnh sửa màu sắc và viền của các đối tượng trong Inkscape. Để thực hiện, bạn Hoàng cần: a) Chọn đối tượng và chỉnh sửa màu sắc, viền trong Fill and Stroke. b) Chọn đối tượng và nhấn Ctrl + V để thay đổi viền và màu. c) Dùng công cụ Node để thay đổi màu sắc. d) Nhấn chuột phải vào đối tượng và chọn "Edit Fill Color". Câu 4: Bạn Linh đang tạo các hình cơ bản trong Inkscape. Để vẽ các hình này, bạn Linh cần: a) Sử dụng công cụ Rectangle, Ellipse, và Star để tạo hình. b) Vẽ hình bằng công cụ Pencil, sau đó chỉnh sửa bằng công cụ Node. c) Dùng công cụ Text để tạo các hình cơ bản. d) Chọn công cụ Zoom và kéo chuột để tạo hình. Câu 5: Trong tiết học lập trình, giáo viên đưa ra chương trình sau và yêu cầu học sinh dự đoán chương trình thực hiện việc gì? x = 10 y = 3 z = x * y print(z) a) Chương trình thực hiện phép cộng hai số x và y. b) Chương trình thực hiện phép nhân hai số x và y và in kết quả ra màn hình. c) Chương trình bị lỗi vì không có dấu cộng. d) Chương trình thực hiện phép chia giữa x và y và in kết quả. Câu 6: Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán chương trình thực hiện việc gì? a = 7 b = 5 a = a - b print(a) a) Chương trình thực hiện phép cộng giữa a và b. b) Chương trình thực hiện phép trừ giữa a và b và in kết quả ra màn hình. c) Chương trình bị lỗi vì không có dấu cộng. d) Chương trình thực hiện phép chia giữa a và b và in kết quả. Câu 7: Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán chương trình thực hiện việc gì? x = 4 y = 6 z = x + y x = z print(x) a) Chương trình thực hiện phép cộng hai số x và y rồi gán kết quả cho x và in x. b) Chương trình bị lỗi vì không có phép cộng. c) Chương trình thực hiện phép nhân giữa x và y và in kết quả. d) Chương trình in giá trị của y. Câu 8: Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán chương trình thực hiện việc gì? a = 5 b = 10 a = a * b print(a) a) Chương trình thực hiện phép cộng giữa a và b rồi in kết quả. b) Chương trình thực hiện phép nhân giữa a và b rồi in kết quả. c) Chương trình in giá trị của b. d) Chương trình thực hiện phép chia giữa a và b. Câu 9: Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán chương trình thực hiện việc gì? a = 8 b = 2 a = a / b print(a) a) Chương trình thực hiện phép cộng giữa a và b rồi in kết quả. b) Chương trình thực hiện phép chia giữa a và b rồi in kết quả. c) Chương trình bị lỗi vì phép chia không thể thực hiện với số nguyên. d) Chương trình thực hiện phép nhân giữa a và b rồi in kết quả. Câu 10: Hai bạn Bình và Mai được giao làm bài tập lập trình hoán đổi giá trị của 2 biến m, n cho trước, bài của 2 bạn như sau: Bình Mai 1. t = m 1. m = n 2. m = n 2. n = m 3. n = t a) Bình đúng, Mai sai b) Trong các câu lệnh của Mai, giá trị của m và n sẽ bằng nhau sau khi thực hiện các câu lệnh. c) Trong các câu lệnh của Bình, sau bước 2 giá trị của m là giá trị ban đầu của n. d) Trong các câu lệnh của Mai, giá trị của n không thay đổi. Câu 11: Hai bạn Cường và Dung được giao làm bài tập lập trình hoán đổi giá trị của 2 biến p, q cho trước, bài của 2 bạn như sau: Cường Dung 1. a = p 1. q = p 2. p = q 2. p = q 3. q = a a) Cường thực hiện hoán đổi giá trị đúng. b) Sau khi thực hiện các lệnh của Dung, p và q có giá trị bằng nhau và bằng giá trị ban đầu của p. c) Trong các lệnh của Dung, giá trị của q được gán bằng giá trị của p. d) Sau bước 1 của Cường, biến a lưu giá trị ban đầu của q. Câu 12: Hai bạn Đức và Hà được giao làm bài tập lập trình hoán đổi giá trị của 2 biến u, v cho trước, bài của 2 bạn như sau: Đức Hà 1. tg = u 1. u = v 2. u = v 2. v = u 3. v = tg 3. u = v a) Đức thực hiện hoán đổi giá trị đúng. b) Sau các lệnh của Hà, u và v có giá trị bằng nhau. c) Ở bước 3 của Hà, u được gán bằng giá trị của v, mà v đã được gán bằng u ở bước 2, nên u được gán lại bằng giá trị ban đầu của u. d) Ở bước 2 của Đức, u được gán bằng giá trị của tg. Câu 13: Hai bạn Khải và Linh được giao làm bài tập lập trình hoán đổi giá trị của 2 biến g, h cho trước, bài của 2 bạn như sau: Khải Linh 1. temp = g 1. h = g 2. g = h 2. g = h 3. h = temp a) Khải thực hiện hoán đổi giá trị đúng. b) Linh làm cho cả g và h có giá trị khác nhau. c) Trong các lệnh của Linh, h được gán bằng giá trị của g, sau đó g được gán bằng giá trị của h (vừa được gán bằng g), nên giá trị của g không thay đổi. d) Trong các lệnh của Khải, sau bước 2, g có giá trị của h ban đầu. Câu 14: Hai bạn Mạnh và Nga được giao làm bài tập lập trình hoán đổi giá trị của 2 biến r, s cho trước, bài của 2 bạn như sau: Mạnh Nga 1. tam = r 1. r = s 2. r = s 2. s = r 3. s = tam 3. r = s a) Mạnh thực hiện hoán đổi giá trị sai. Nga thực hiện hoán đổi giá trị đúng. b) Sau các lệnh của Nga, cả r và s đều có giá trị bằng nhau và bằng giá trị ban đầu của s. c) Trong các lệnh của Nga, sau bước 2, s có giá trị của r ban đầu. d) Trong các lệnh của Mạnh, sau bước 1, tam có giá trị của r ban đầu. Có thể giúp tớ đc ko ạ.Tớ cảm ơn |