Câu 1: Chính quyền Lê - Trịnh và chính quyền chúa Nguyễn đều chú trọng đến các quan xưởng để
làm gì?
A. Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân
B. Phục vụ cho nhu cầu của thọ thủ công
C. Phục vụ cho nhu cầu của quan lại
D. Phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước
Câu 2: ở Đàng Ngoài, khu vực nào chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản xuất
vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền…?
A. Kinh thành Thăng Long B. Vạn Kiếp
C. Vân Đồn D. Ngoại thành Thăng Long
Câu 3: Từ năm 1760 trở đi, ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh cho phép các trấn cũng được mở xưởng để
làm gì?
A. Đúc đồng B. Đúc tiền C. Đúc súng D. Làm đồ trang sức
Câu 4: ở Đàng Trong, bên cạnh những quan xưởng gần giống như Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đặc
biệt quan tâm đến các xưởng nào?
A. Đúc tiền B. Đúc súng
C. Đóng thuyền D. Đúc xúng
Câu 5: Lực lượng lao động trong các xưởng thủ công nghiệp Nhà nước là tầng lớp nào?
A. Thợ thủ công bị phá sản
B. Nông dân bị bất ruộng đất
C. Thợ thủ công giỏi, được trưng tập từ các địa phương theo chế độ công tượng
D. Tất cả các lực lượng trên
Câu 6: Làng chuyên làm đồ gốm ở Thổ Hà thuộc tỉnh, thành nào?
A. Bắc Ninh Bắc Giang C. Hà Nội D. Hải Phòng
Câu 7: Làng nghề Vạn Phúc, La Khê (Hà Tây), Bưởi, Trích Sài (Hà Nội), Sơn Điền, Dương Xuân,
Vạn Xuân (Thừa Thiên Huế) …. chuyên sản xuất những mặt hàng thủ công nào?
A. Dệt vải, lụa B. Làm đồ gốm C. Làm nghề rèn D. Làm nghề mộc
Câu 8: Nghề trồng mía, làm đường phát triển mạnh ở vùng nào của Đàng Trong?
A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Bình Định D. Câu A và B đúng
Câu 9: Từ thế kỷ XVII - XVIII, người ta thường buôn bán ở đâu?
A. ở cửa hàng B. ở cửa hiệu C. ở chợ D. ở ngã ba đường
Câu 10: Những mặt hàng nào chủ yếu được mua bán ở chợ làng?
A. Sản phẩm nông nghiệp
B. Sản phẩm thủ công nghiệp
C. Sản phẩm lấy từ Trung Quốc
D. Hàng nông phẩm và hàng thủ công do người sản xuất trực tiếp bán và mua là chủ yếu.
Câu 11: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "Mối quan hệ buôn bán truyền thống với
các nước phương Đông, đặc biệt với ………….. không những vẫn được duy trì mà còn có xu hướng
phát triển hơn trước".
A. Trung Quốc và ấn Độ B. Nhật Bản và ấn Độ
C. Nhật Bản, ấn Độ D. Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ
Câu 12: Thế kỷ XVII - XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân nào
định cư lâu dài và hoạt động buôn bán là chủ yếu?
A. Trung Quốc, Nhật Bản B. Trung Quốc, ấn Độ
C. Nhật Bản, ấn Độ D. Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ
Câu 14: Thương nhân phương Tây thường mua các thứ hàng hoá nào của Nhật Bản sang bán ở nước
ta để kiểm lãi?
A. Bạc, vũ khí B. Tơ lụa, thuốc bắc
C. Đồ sứ, vải D. Tất cả các mặt hàng trên
Câu 15: Thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là đô thị nào?
A. Kinh Kì, Phố Hiến B. Thăng Long, Phố Hiến
C. Thanh Hà, Phố Hiến D. Thăng Long, Hội An
Câu 16: Đâu là nơi chính quyền Lê - Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung
chuyển hàng hoá từ các tàu thuyền buôn ngoại quốc?
A. Thăng Long B. Hội An C. Kinh Kì D. Phố Hiến
Câu 17: Đô thị tiêu biểu nhất ở Đàng Trong là đô thị nào?
A. Thanh Hà (Huế) B. Hội An (Quảng Nam)
C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh) D. Nước Mặn (Bình Định)