II. Bài tập:Bài 1: Một hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g . Biết dung tích của hộp sữa là 320 cm3. Hãy tính
khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3.
Bài 2: 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a. Tính thể tích của 1 tấn cát.
b. Tính trọng lượng của một đống cát 3m3.
Bài 3: 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.
Bài 4: Một hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Bài 5: Hãy tìm cách đo khối lượng riêng của cát khô đã được lèn chặt
Bài 6: Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Vậy 1kg sắt sẽ có thể tích là bao nhiêu?
Bài 7: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng
Bài 8: Một vật nặng 1kg. Hỏi trọng lực của nó bằng bao nhiêu niu tơn?
Bài 9: Một ô tô nặng 4,5 tấn. Hỏi trọng lượng của ôtô là bao nhiêu?
Bài 10: Một người cầm lực kế đi chợ mua thịt, khi móc thịt vào lực kế chỉ 10N. Hỏi miếng thịt đó có khối lượng bằng bao nhiêu?
Bài 11: Cho biết 0,5 lít nước nặng 0,5 kg. Xác định trọng lượng riêng của nước?
Bài 12: Khi cân một bình chia độ rỗng ta thấy kim chỉ 125g. Đổ vào bình chia độ 250cm3 chất lỏng nào đó kim chỉ 325g. Xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng đó?
Bài 13: Khi kéo 15 viên gạch lên cao bằng một ròng rọc thì ta cần phải tác dụng vào đầu dây một lực có độ lớn bằng bao nhiêu? Biết khối lượng của mỗi viên gạch và thùng lần lượt là 2,5 kg, 1 kg.
Bài 14: Một HS có thể kéo được một lực tối đa là 250 N. Hỏi cần ít nhất mấy HS để nâng được một vật có khối lượng 70 kg?
Bài 15. Một vật có khối lượng 80 kg. Hỏi có hai người cùng kéo vật lên theo phương thẳng đướng với mỗi lực có độ lớn 350 N thì vật có lên được không? Tại sao?
Bài 16: Để đưa vật có khối lượng 20kg lên cao, người ta sử dụng ròng rọc cố định. Tính lực cần thiết để đưa vật lên đều (bỏ qua ma sát giữa sợi dây và ròng rọc).