Bài 18. Tuần hoàn máu
Câu 1: Hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết có ở
A. ễnh ương. B. Cá sấu. C. Cào cào. D. Chim bồ câu.
Câu 2: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá. B. Kiến. C. Khỉ. D. Ếch.
Câu 4: Hệ tuần hoàn có mức độ máu pha trộn nhiều có ở
A. cá sấu. B. ễnh ương. C. khỉ. D. bồ câu.
Câu 5: Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ ít hoạt động?
A. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm không thể đi được xa để cung cấp O2 cho các cơ quan ở xa tim.
B. Vì máu không chứa sắc tố hô hấp nên giảm khả năng vận chuyển O2 đến các cơ quan trong cơ thể.
C. Do không có hệ thống mao mạch nên quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chậm.
D. Do động vật có kích thước nhỏ ít hoạt động nên quá trình trao đổi chất chậm.
Câu 6: Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào?
A. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và cá.
B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
C. Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và chân đầu.
D. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
Câu 7: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn có đặc điểm là
A. không tham gia vận chuyển khí trong hô hấp. B. chứa hêmôglobin trong máu.
C. máu trao đổi chất với tế bào qua màng mao mạch. D. máu di chuyển trong động mạch với tốc độ cao.
Câu 8: Diễn biến của dòng vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?
A. Tim → động mạch → khoang cơ thể → Mao mạch → tĩnh mạch → tim.
B. Tim → động mạch → Mao mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.
C. Tim → động mạch→ tĩnh mạch → khoang cơ thể → tim.
D. Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.
Câu 9: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 10: Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim → Động Mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.
B. Tim → Động Mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.
C. Tim → Mao mạch → Động Mạch → Tĩnh mạch → Tim.
D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động Mạch → Tim.
Câu 11: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng. B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
Câu 12: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối.
B. Vì tốc độ máu chảy chậm.
C. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn.
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô – máu.
Câu 13: Vì sao động vật có phổi không hô hấp dưới nước được?
A. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được.
B. Vì phổi không hấp thu được O2 trong nước.
C. Vì phổi không thải được CO2 trong nước.
D. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước.
Câu 14: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu?
A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.
B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.
D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.
Câu 15: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?
A. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.
Bài 19. Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
Câu 1: Huyết áp cao nhất trong ..(1).. và máu chảy chậm nhất trong ..(2)… (1) và (2) lần lượt là
A. các tĩnh mạch, các mao mạch. B. các động mạch, các mao mạch.
C. các mao mạch, các động mạch. D. các động mạch, các tĩnh mạch.
Câu 2: Huyết áp giảm dần từ
A. động mạch →tĩnh mạch→ mao mạch. B. động mạch→ mao mạch →tĩnh mạch.
C. mao mạch→ tĩnh mạch→ động mạch. D. tĩnh mạch→ mao mạch→ động mạch.
Câu 3: Ở tim, cơ chế truyền xung thần kinh để làm tâm thất co là:
A. Nút xoang nhĩ → Bó His → mạng puôckin → nút nhĩ thất → tâm thất co.
B. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → Bó His → mạng puôckin → tâm thất co.
C. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng puôckin → Bó His → tâm thất co.
D. Nút xoang nhĩ → mạng puôckin → Bó His → nút nhĩ thất → tâm thất co
Câu 6: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi đề cập đến vận tốc máu và tương quan giữa nó với
huyết áp và tổng tiết diện ?
(1) Ở động mạch tổng tiết diện lớn nhất, huyết áp lớn nhất và vận tốc máu lớn nhất.
(2) Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.
(3) Ở mao mạch tổng tiết diện lớn nhất, huyết áp cao nhất và vận tốc máu chậm nhất.
(4) Ở tĩnh mạch vì xa tim nên huyết áp thấp nhất và vận tốc máu nhanh nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
B. Vì mạch xơ cứng tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch xơ cứng máu ứ đọng, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ
mạch.
Bài 20. Cân bằng nội môi
Câu 2: Sự khác nhau trong duy trì huyết áp và duy trì nồng độ glucozơ trong máu thể hiện ở
A. bộ phận tiếp nhận.
B. bộ phận tiếp nhận và bộ phận thực hiện.
C. bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều hành và thực hiện.
D. bộ phận tiếp nhận và bộ phận điều hành.
Câu 3: Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao thận có khả năng
A. tăng cường tái hấp thụ nước. B. tăng cường thải bớt nước.
C. tiết ra hoocmon glucagon. D. tăng nhận và sử dụng glucozơ.
CHƢƠNG II. CẢM ỨNG
A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
Bài 23. Hướng động
Câu 1: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của
A. hướng sáng. B. hướng tiếp xúc. C. hướng trọng lực. D. cả 3 loại hướng trên.
Câu 2: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là
A. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy. B. xảy ra chậm, khó nhận thấy.
C. xảy ra nhanh, khó nhận thấy. D. xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
Câu 3: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?
A. Hoa. B. Thân. C. Rễ. D. Lá.
Câu 4: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng. B. Hướng đất, hướng sáng, huớng hoá.
C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá. D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
Câu 5: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?
A. Chiếu sáng từ hai hướng. B. Chiếu sáng từ ba hướng.
C. Chiếu sáng từ một hướng. D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.
Câu 6: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A. Mọc vống lên và có màu vàng úa. B. Mọc bình thường và có màu xanh.
C. Mọc vống lên và có màu xanh. D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 7: Hướng động là:
A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.
D. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.
Câu 8: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?
A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.
D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
Bài 24. Ứng động
Câu 1: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm
A. tác nhân kích thích không đinh hướng B. có sự vận động vô hướng
C. không liên quan đến sự phân chia tế bào D. có nhiều tác nhân kích thích
Câu 2: Ứng động nào không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động đóng mở khí kổng. B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động nở hoa. D. Ứng động thức ngủ của lá.
Câu 3: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 4: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
Câu 5: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 6: Vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là hiện tượng
A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động không sinh trưởng.
C. hướng động. D. ứng động tiếp xúc.
B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 26 &27. Cảm ứng ở động vật
Câu 1: Giun đất có phản ứng như thế nào khi kích thích tại một điểm bất kì trên cơ thể ?
A. Phần đuôi phản ứng. B. Toàn thân phản ứng.
C. Điểm đó phản ứng. D. Phần đầu phản ứng.
Câu 2: Hệ thần kinh dạng ống gồm
A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
B. não bộ và dây thần kinh não.
C. tủy sống và dây thần kinh tủy.
D. não bộ và tủy sống.
Câu 3: Tổ chức thần kinh bắt đầu xuất hiện từ ngành
A. Ruột khoang. B. Giun dẹp. C. Giun tròn. D. Chân khớp.
Câu 4: Cảm ứng của động vật là:
A. Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát
triển.
B. Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
C. Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
D. Phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
Câu 5: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
A. Duỗi thẳng cơ thể. B. Co toàn bộ cơ thể.
C. Di chuyển đi chỗ khác. D. Co ở phần cơ thể bị kích thích.
Câu 6: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:
A. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
B. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
C. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
D. Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.
Câu 7: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Thường do tuỷ sống điều khiển. B. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
C. Có số lượng không hạn chế. D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
Câu 8: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?
A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
C. Có số lượng hạn chế.
D. Thường do vỏ não điều khiển.
Tự Luận: Tự tìm hiểu tập tính của 1 loài về: sinh sản, săn mồi, bẩm sinh, học được.v.v và nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài đó như: nhiệt độ, PH, thức ăn, nơi ở, di truyền.