Nguyễn Khang | Chat Online
07/04/2020 11:31:32

Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?


I. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

Câu 1. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ?
1. CaCO3 → CaO + CO2                          2. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
3. 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2                     4. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
5. 2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2
A.(1), (4)              B.(2),(3)                C.(3),(4)               D.(4),(5)

Câu 2. Số mol electron cần dùng để khử hoàn toàn 0,25mol Fe2O3 thành Fe là:
A. 0,25mol               B. 0,5 mol              C. 1,25 mol             D. 1,5 mol

Câu 3. Trong phản ứng : 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. NO2 đóng vai trò
A. là chất oxi hóa.
B. là chất khử.
C. là chất oxi hoá, đồng thời cũng là chất khử.
D. không là chất oxi hóa, cũng không là chất khử.

Câu 4. Nhận định nào không đúng?
A. Trong các phản ứng hoá học, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
B. Trong các phản ứng phân huỷ số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.
C. Trong các phản ứng thế, số oxi hóa của các nguyên tố luôn thay đổi.
D. Trong các phản ứng oxi hoá – khử luôn có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

Câu 5. Cho các phản ứng hóa học sau:
1. 4HClO3 + 3H2S → 4HCl + 3H2SO4
2. 8Fe + 30 HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
3. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MaCl2 + 8H2O + 5Cl2
4. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
5. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
Dãy các chất khử là :
A. H2S, Fe, KMnO4, Mg, NH3
B. H2S, Fe, HCl, Mg, NH3
C. HClO3, Fe, HCl, Mg, Cl2
D. H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2

Câu 6. Cho 2,8gam bột Fe nguyên chất tác dụng vừa hết với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí A và dung dịch B; cô cạn dung dịch B thu được m gam muối khan. Vậy m có giá trị là:
A. 27,2g             B. 7,6g              C. 6,7g              D. 20,0g

Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng tự oxi hóa – khử là:
A. NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
B. 2KNO3 → 2KNO2 + O2
C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
D. 2Na + Cl2 →(to) 2NaCl

Câu 8. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hóa trong phản ứng?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
C. HCl + NaOH → NaCl + H2O
D. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

Câu 9. Có sơ đồ phản ứng: KI + KMnO4 + H2SO4 → K2SO4 + I2 + MnSO4 + H2O. Khi thu được 15,1g MnSO4 thì số mol I2 tạo thành là
A. 0,25             B. 0,025               C. 0,0025               D. 0,00025

Câu 10. Đốt một kim loại X trong bình đựng clo thu ñược 32,5g muối clorua và nhận thấy số mol khí clo trong bình giảm 0,3mol, X là :
A. Mg               B. Al               C. Fe              D. Cu

II. CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 1. Tốc độ phản ứng hoá học là
A. ñộ biến thiên nồng độ của tất cả các chất phản ứng trong một ñơn vị thời gian.
B. ñộ biến thiên nồng độ của sản phẩm tạo thành trong một ñơn vị thời gian.
C. ñộ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một ñơn vị thời gian.
D. ñộ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một ñơn vị thời gian.

Câu 2. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng ñến tốc độ phản ứng ?
1. Nhiệt độ        2. Nồng độ          3. Áp suất            4. Diện tích bề mặt
5. Chất xúc tác 6. Chất ức chế phản ứng
A. 1, 2, 3              B. 1, 2, 3, 4               C. 1, 2, 3, 4, 5              D. 1, 2, 3, 4, 5, 6

Câu 3. Xét phản ứng: 3O2 → 2O3. Nồng độ ban đầu của oxi là 0,045 mol/l. Sau 10 giây nồng độ của oxi còn là 0,041 mol/l. Tốc độ của phản ứng này trong thời gian đó là:
A. 4.10–3 mol/l.s              B. 4.10–5 mol/l.s              C. 0,4.10–3 mol/l.s              D. 0,4.10–4mol/l.s

Câu 4. Tốc độ của 1 phản ứng tăng lên bao nhiêu lần, nếu tăng nhiệt độ từ 2000C đến 2300C. Biết rằng khi tăng 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần.
A. 9 lần              B. 20 lần             C. 32 lần             D. 27 lần

Câu 5. Có phản ứng xảy ra trực tiếp giữa các phân tử khí trong bỡnh kớn theo phương trình: A2 + 2B → 2AB. Tốc độ của phản ứng này thay đổi như thế nào khi áp suất tăng lên 2 lần ? (Biết khi áp suất tăng lên bao nhiêu lần, thì nồng độ mỗi chất cũng tăng lên bấy nhiêu lần).
A. Tăng 4 lần.              B. Tăng 6 lần.             C. Tăng 2 lần.              D. Tăng 8 lần

Câu 6. Phản ứng thuận nghịch là
A. Phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
B. Phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong những điều kiện khác nhau.
C. Phản ứng xảy ra theo một chiều và nồng ñộ của chất tham gia phản ứng bằng nồng độ của sản phẩm tạo thành trong cùng điều kiện.
D. Phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau và phản ứng thuận xảy ra hoàn toàn thì phản ứng nghịch bắt đầu xảy ra.

Câu 7. Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi:
A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
B. Các chất tham gia phản ứng vừa hết.
C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ chất tạo thành sau phản ứng.
D. Tốc độ phản ứng thuận nhanh hơn tốc độ phản ứng nghịch

Câu 8. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là
A. Sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác 
B. Sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
C. Sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của nhiệt độ lên cân bằng.
D. Sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của chất xúc tác lên cân bằng.

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn