Chọn câu có khẳng định đúng : Hàm số y = 1 – 3x là hàm số bậc nhất có hệ số a = 1; b = - 3Câu 1: Chọn câu có khẳng định đúng: A. Hàm số y = 1 – 3x là hàm số bậc nhất có hệ số a = 1; b = - 3 B. Hàm số y = 5 – 2x là hàm số bậc nhất có hệ số a = -2; b = 5 C. Hàm số y = 2/x + 1 là hàm số bậc nhất có hệ số a = 2; b = 1 D. Hàm số y = x√3 - 2 không phải là hàm số bậc nhất. Câu 2: Hàm số y = (m – 3)x + 4 đồng biến khi: A. m < 3 B. m < - 3 C. m > 3 D. m > - 3 Câu 3: Cho hàm số y = ax – 3 biết rằng khi x = 5 thì y = 2. Hệ số a là: A.a = 1 B.a = - 1 C.a = 3 D.a = 7 Câu 4: Hai đường thẳng y = (m + 2)x – 5 và y = - 3x + 1 song song với nhau khi: A.m = 5 B.m = -3 C.m = -5 D.m = 3 Câu 5: Đường thẳng y = (k + 1)x + 3 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1 là: A.k = 1 B.k = -1 C.k = 4 D.k = -4 Câu 6: Đường thẳng y = (4 – m)x + 3 tạo với trục Ox một góc nhọn khi: A. m < - 4 B. m > - 4 C. m > 4 D. m < 4 Phần tự luận (7 điểm) Bài 1. (3 điểm) a) Tìm hàm số bậc nhất biết hệ số góc bằng biết hệ số góc bằng -2 và đồ thị đi qua điểm M(1;3). b) Vẽ đồ thị hàm số vừa tìm. Bài 2. (3 điểm) Cho hai hàm số y = (k + 3)x - 2 và y = (5 - k)x + 3. a) Với giá trị nào của k thì đồ thị hai hàm số trên là hai đường thẳng song song với nhau. b) Với giá trị nào của k thì đồ thị hai hàm số trên là hai đường thẳng cắt nhau. c) Hai đường thẳng trên có trùng nhau được không? Vì sao? |