Câu 21.Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
A. Nhiệt độ thấp khiến vi khuẩn bị chết hàng loạt
B. Nhiệt độ thấp khiến các thành phần tế bào bị oxi hóa nhanh
C. Nhiệt độ thấp khiến vi khuẩn sinh trưởng chậm
D. Nhiệt độ thấp khiến axit nucleic bị đóng băng
Câu 22.Hình thức sinh sản nào chỉ xảy ra đối với các vi sinh vật nhân thực?
A. Hình thành nội bào tử
B. Bào tử hữu tính
C. Hình thành bào tử
D. Phân đôi
Câu 23.Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ là:
A. Phân đôi, hình thành nội bào tử, ngoại bào tử
B. Bào tử hữu tính, hình thành nội bào tử, nguyên phân
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành ngoại bào tử, bào tử đốt
D. Hình thành bào tử đốt, ngoại bào tử, nảy chồi, nguyên phân
Câu 24.Tại sao người ta thường dùng nước muối loãng để ngâm rau sống (10 – 15 phút) trước khi sử dụng?
A. Nồng độ chất tan cao tạo môi trường ưu trương khiến vi sinh vật bị mất nước, vi sinh vật không phân chia được.
B. Nước muối pha loãng tạo môi trường nhược trương khiến tế bào vi sinh vật bị tích nước dẫn đến vỡ tế bào.
C. Nước muối pha loãng tạo môi trường axit, tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng
D. Nồng độ chất tan cao tạo môi trường đẳng trương làm phá hủy tế bào
Câu 25.Nuôi cấy 250 cá thể vi khuẩn A trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau 3,5 giờ người ta thu được tất cả 32000 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn này?
A. 20 phút
B. 25 phút
C. 30 phút
D. 35 phút
Câu 26.Người ta thử nghiệm 3 loại chất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật và thu được kết quả như sau: Chất A: - Chỉ tiêu diệt được một số vi khuẩn gây hại nhất định Chất B: - Ức chế được tất cả các loại vi sinh vật - Bất hoạt các protein Chất C: - Tiêu diệt được tất cả các vi sinh vật - Khiến các loại màng tế bào bị biến tính Các chất A, B, C lần lượt là:
A. Clo, phoocmanđehit, kháng sinh
B. Cồn, Iot, hợp chất kim loại nặng
C. Kháng sinh, phoocmanđehit, phenol
D. Cloramin, phenol, hợp chất kim loại nặng
Câu 27.Loại vi khuẩn nào sau đây không phải là vi sinh vật quang dưỡng?
A. Tảo đơn bào
B. Vi khuẩn lactic
C. Vi khuẩn lam
D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Câu 28.Một loại vi khuẩn hiếu khí được nuôi cấy không liên tục trong môi trường lỏng. Ở giai đoạn nào vi khuẩn tiêu tốn nhiều oxi nhất?
A. Cuối pha suy vong
B. Cuối pha tiềm phát
C. Giữa pha lũy thừa
D. Đầu pha cân bằng
Câu 29.Một loại vi khuẩn chỉ sinh trưởng được trong điều kiện thiếu Oxi, các phân tử hữu cơ nội bào là chất nhận electron cuối cùng. Vi khuẩn này có khả năng:
A. Hô hấp hiếu khí
B. Hô hấp kị khí không bắt buộc
C. Hô hấp kị khí
D. Lên men
Câu 30.Chất nhận electron cuối cùng trong hô hấp hiếu khí là:
A. Glucose
B. Oxi phân tử
C. Các phân tử vô cơ
D. Các phân tử hữu cơ