Trong mâu thuẫn luôn có? Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng? Mâu thuẫn chỉ giải quyết bằng sự đấu tranh?Câu 24. Trong mâu thuẫn luôn có A. một mặt đối lập B. 2 mặt đối lập C. Nhiều mặt đối lập D. không mặt đối lập Câu 25. Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng A. liên hệ, gắn bó, ràng buộc nhau B. Cùng tồn tại trong một sự vật C. hợp lại D. hợp lại thành một khối Câu 26. Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào được coi là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập A. xung đột tôn giáo B. Đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ C. hai người cãi nhau D. đấu tranh chống HIV và AIDS Câu 27. Mâu thuẫn chỉ giải quyết bằng sự đấu tranh A. giữa các mặt đối lập B. Trong một mặt đối lập C. Giữa hai người D. giữa các mặt thống nhất Câu 28. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật dẫn đến kết quả như thế nào A. sự vật, hiện tượng mới ra đời B. Các mặt đối lập bị tiêu vong C. sự vật, hiện tượng không còn mâu thuẫn D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong Câu 29. Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách A. đột biến B. Chậm dần C. Nhanh chóng D. dần dần Câu 30. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, người ta căn cứ vào A. lượng của sự vật hiện tượng B. Chất của sự vật, hiện tượng C. quy mô của sự vật, hiện tượng D. tính chất của sự vật, hiện tượng Câu 31. Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải A. tạo ra sự biến đổi về lượng B. Tích lũy dần dần về chất C. tạo ra chất mới tương đương D.làm cho chất mới ra đời Câu 32. Câu nói “Muốn ba năm, muối đang còn mặn...” thể hiện nội dung gì? A. Lượng B. Độ C. Điểm nút D. Chất |