Hai điện tích q1 = - 4 * 10^-8 C và q2 = +4 * 10^-8 C, đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân khôngCâu 1: Hai điện tích q1 = - 4.10-8 C và q2 = +4.10-8 C, đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N, biết: a) N nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và cách đều hai điện tích? b) Nếu đặt tại M một điện tích q3= + 10-8C thì lực điện do điện trường tác dụng lên điện tích q3 có độ lớn là bao nhiêu? Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = q2 = + 4.10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không. Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại điểm M, biết: a) M cách A 20cm và cách B 60cm? b) Nếu đặt tại M một điện tích q3= + 2.10-8C thì lực điện do điện trường tác dụng lên điện tích q3 có độ lớn là bao nhiêu? Câu 3: Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C; AC = 4cm, BC = 3cm và nằm trong một điện trường đều. Vécto cường độ điện trường <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]-->song song CA, hướng từ C đến A và có độ lớn E = 5000V/m. Hãy tính: a) UAC, UCB,UAB. b) Công của điện trường khi electron (qe= -1,6.10-19C) di chuyển từ A đến B? c) Tính vận tốc của electron khi đến B, nếu biết vận tốc tại A bằng 0 và khối lượng electron me=9,1.10-31kg? Câu 4. Điện tích q = 4.10-8 C di chuyển dọc theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh a = 20 cm trong điện trường đều cường độ điện trường là E = 3000 V/m, <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]--> // BC, hướng từ B đến C. a) Tính công của lực điện trường khi q di chuyển từ A đến B? Từ B đến C? Từ C đến A? b) Tính UAB; UBC? c) Tính vận tốc của điện tích q khi nó đến B , nếu biết vận tốc tại A bằng 0 và khối lượng điện tích q là mq=4,5.10-6g?
Bài 5: Giải thích vì sao vật mang điện có thể hút các vật nhẹ? Bài 6: Vì sao ruồi muỗi đậu vào đường dây điện chống trộm không bị giật mà trộm bám tay vào lại bị giật? Bài 7: Vì sao những con chim nhỏ đậu vào dây điện cao thế để trần mà không bị giật? Bài 8: Giải thích vì sao mọi vật mang điện khi nối đất đều trở nên trung hòa về điện? Bài 9: Giải thích vì sao cần có “hành lang an toàn lưới điện”? Bài 10: Giải thích vì sao khi mắc vào hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế giới hạn thì tụ điện lại bị đánh thủng? Bài 11: Giải thích vì sao người xưa hay nói: “Sét có thể tìm ra kho báu” ? Bài 12: Giải thích vì sao cột thu lôi luôn là một thanh kim loại nhọn đầu. Bài 13: Đối với một vật mang điện có kích thước, điện tích luôn phân bố ở mặt ngoài, giải thích tại sao? |