Câu 1: Hai điện tích q1 = - 4.10-8 C và q2 = +4.10-8 C, đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N, biết:
a) N nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và cách đều hai điện tích?
b) Nếu đặt tại M một điện tích q3= + 10-8C thì lực điện do điện trường tác dụng lên điện tích q3 có độ lớn là bao nhiêu?
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = q2 = + 4.10-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không.
Tìm cường độ điện trường tổng hợp tại điểm M, biết:
a) M cách A 20cm và cách B 60cm?
b) Nếu đặt tại M một điện tích q3= + 2.10-8C thì lực điện do điện trường tác dụng lên điện tích q3 có độ lớn là bao nhiêu?
Câu 3: Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông tại C; AC = 4cm, BC = 3cm và nằm trong một điện trường đều. Vécto cường độ điện trường <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]-->song song CA, hướng từ C đến A và có độ lớn E = 5000V/m.
Hãy tính:
a) UAC, UCB,UAB.
b) Công của điện trường khi electron (qe= -1,6.10-19C) di chuyển từ A đến B?
c) Tính vận tốc của electron khi đến B, nếu biết vận tốc tại A bằng 0 và khối lượng electron me=9,1.10-31kg?
Câu 4. Điện tích q = 4.10-8 C di chuyển dọc theo các cạnh của tam giác đều ABC cạnh a = 20 cm trong điện trường đều cường độ điện trường là E = 3000 V/m, <!--[if gte mso 9]><xml> </xml><![endif]--> // BC, hướng từ B đến C.
a) Tính công của lực điện trường khi q di chuyển từ A đến B? Từ B đến C? Từ C đến A?
b) Tính UAB; UBC?
c) Tính vận tốc của điện tích q khi nó đến B , nếu biết vận tốc tại A bằng 0 và khối lượng điện tích q là
mq=4,5.10-6g?
Bài 5: Giải thích vì sao vật mang điện có thể hút các vật nhẹ?
Bài 6: Vì sao ruồi muỗi đậu vào đường dây điện chống trộm không bị giật mà trộm bám tay vào lại bị giật?
Bài 7: Vì sao những con chim nhỏ đậu vào dây điện cao thế để trần mà không bị giật?
Bài 8: Giải thích vì sao mọi vật mang điện khi nối đất đều trở nên trung hòa về điện?
Bài 9: Giải thích vì sao cần có “hành lang an toàn lưới điện”?
Bài 10: Giải thích vì sao khi mắc vào hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế giới hạn thì tụ điện lại bị đánh thủng?
Bài 11: Giải thích vì sao người xưa hay nói: “Sét có thể tìm ra kho báu” ?
Bài 12: Giải thích vì sao cột thu lôi luôn là một thanh kim loại nhọn đầu.
Bài 13: Đối với một vật mang điện có kích thước, điện tích luôn phân bố ở mặt ngoài, giải thích tại sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |