Bài 1. Viết các phương trình hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a. NaCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl.
b. CaCO3 → CaCl2 → NaCl → NaOH → NaCl → Cl2 → FeCl3 → AgCl
Bài 2. Cho 8 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6% thu được 4,48 lít H2 (đktc).
a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
c. Tính nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 3. Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Al2O3 hoàn toàn trong dung dịch HCl 0,5M vừa đủ thu được 3,36 lít H2 (đktc).
a. Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng
c. Tính khối lượng muối nhôm thu được sau phản ứng.
Bài 4. Cho 12,3 gam hỗn hợp gồm Cu, Al, Fe vào một lượng dung dịch axit HCl dư thu được 5,6 lít khí và 4 gam chất rắn không tan.
a. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Nếu nung nóng hỗn hợp trên với khí clo. Hãy tính thể tích khí clo (đktc) cần để tác dụng hết với hỗn hợp trên.
Câu 5: Hãy viết phản ứng chứng minh HCl có:
Tính khử
Tính oxi hóa
Tính axit
Câu 6: Đốt cháy 4,05 gam nhôm trong 3,36 lít khí clo (đktc). Tính khối lượng muối nhôm tạo thành. Biết phản ứng xaỷ ra hoàn toàn.
Câu 7: Cho 19 g hỗn hợp gồm Fe và ZnO phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl.
Câu 8: Hòa tan 4,08 gam hồn hợp Al và Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6 % thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X
Viết PTHH xảy ra
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
Tính nồng độ % các chất trong dung dịch X